Home / Event / Lectio Divina: Lễ Các Thánh Anh Hài Tử Đạo

Lectio Divina: Lễ Các Thánh Anh Hài Tử Đạo

Date: Thứ Năm 28 Tháng Mười Hai, 2023
Time: 12:00 sáng - 12:00 sáng
Lectio Divina

Tuần Bát Nhật Giáng Sinh

Mt 2:13-18

 

Tin Mừng theo thánh Mátthêu 2:13-18

 Khi các đạo sĩ ra đi, thiên thần Chúa hiện ra vớiông Giuse trong lúc ngủ và bảo ông:  “Hãy thức dậy, đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-Cập, và ở đó cho tới khi tôi báo lại ông, vì Hêrôđê sắp sửa tìm kiếm Hài Nhi để sát hại Người”.  Ông thức dậy, đem Hài Nhi và mẹ Người lên đường trốn sang Ai-Cập đang lúc ban đêm.  Ông ở lại đó cho tới khi Hêrôđê băng hà, hầu làm trọn điều Chúa dùng miệng tiên tri mà phán rằng:  “Ta gọi con Ta ra khỏi Ai-Cập”.

Bấy giờ Hêrôđê thấy mình bị các đạo sĩ đánh lừa, nên nổi cơn thịnh nộ và sai quân đi giết tất cả con trẻ ở Bêlem và vùng phụ cận, từ hai tuổi trở xuống, tính theo thời gian vua đã cặn kẽ hỏi các đạo sĩ.  Thế là ứng nghiệm lời tiên tri Giêrêmia đã nói:

Tại Rama, người ta nghe tiếng khóc than nức nở, đó là tiếng bà Rakhen than khóc con mình, bà không chịu cho người ta an ủi bà, vì các con bà không còn nữa.

 1.  Đọc và Tìm Hiểu

Nhờ vào việc ra đi của các đạo sĩ, văn bản này được nối kết với bốn đoạn Tin Mừng trước đó – đó là câu chuyện chuyến viếng thăm của các ông.  Bối cảnh sau đây bao gồm một giai đoạn nhiều năm dài sau cái chết của vua Hêrôđê và cũng nói về chuyến trở về của thánh Giuse, Đức Maria và Chúa Giêsu lại miền Paléstine và việc định cư của họ tại làng Nagiarét.

Theo thánh sử Mátthêu, văn bản Tin Mừng nói về thời thơ ấu của Chúa, thì tương phản với những gì được viết trong câu chuyện thời kỳ nô lệ tại Ai-Cập và thời gian lưu đày.  Đây là một sự kết hợp của những yếu tố khác nhau:  tên của thánh Giuse gợi nhớ lại người con của ông Giacóp là người đã bị bán sang đất Ai-Cập, cuộc thảm sát những trẻ thơ, và chuyến hồi hương từ Ai-Cập.

Chính thiên sứ của Chúa đã hiện ra với thánh Giuse, cho biết ông đang gặp nguy hiểm, và đề nghị ông hãy trốn sang một vùng đất mà vào thời ấy, là một trong những cửa ngõ cho các người di dân Do Thái.  Lời cảnh giác này hiện ra trong giấc mộng và nó chỉ ra một loại mặc khải đặc biệt, có lẽ bí ẩn hơn và có lẽ đòi hỏi sự suy xét sâu xa hơn.  Điều này một lần nữa chứng tỏ cho đức tính khôn ngoan đặc biệt của người phối ngẫu của Đức Maria.  Chuyến đi trốn của thánh Giuse, Hài Nhi Giêsu và mẹ Ngài có một ý nghĩa đặc trưng thời gian:  nó xảy ra vào ban đêm.  Chúng ta tìm thấy hai trích dẫn trong Cựu Ước, đem đến chút ánh sáng cho các sự kiện được kể lại.  Các sách tiên tri Hôsêa và Giêrêmia đã được trích dẫn.  Sau lời trích dẫn đầu tiên, ngắn gọn và đi vào trọng điểm, câu chuyện kể lại việc vua Hêrôđê là kẻ đã ra lệnh tàn sát một cách có hệ thống các trẻ nhỏ tại Bêlem và những vùng lân cận; điều này tương ứng với các dữ liệu lịch sử khác mô tả ông ta là một kẻ cai trị không nương tay, sẵn sàng ra tay giết ngay cả chính con cái mình để duy trì quyền lực.  Lời trích Cựu Ước thứ hai dùng để kết thúc đoạn Kinh Thánh này, thì dài hơn nhiều.  Nó nói về lời than thở của tiên tri Giêrêmia về việc bị trục xuất khỏi miền Assyria; Thánh Sử định vị nơi tàn sát xảy ra là tại chính tâm của những người dân Chúa đau khổ.

2.  Suy Niệm

Nhắc lại những kinh nghiệm của thời kỳ lưu đày và làm nô lệ cho dân Ai-Cập và việc hồi hương của họ để nhắc nhớ chúng ta đến lễ Vượt Qua của dân Do Thái, vì thế mở lối cho đoạn Tin Mừng đi đến một ý nghĩa sâu sắc hơn.

Hơn nữa, quan điểm được đưa ra bởi văn bản nhấn mạnh những thành tựu của Lời Chúa theo kinh nghiệm của loài người, ngay cả trong những người được coi là từng trải nhất.

Từ điều này hiện rõ lòng sẵn sàng của Thiên Chúa để bảo vệ món quà của Chúa dành cho nhân loại trong suốt chiều dài lịch sử:  chính Con của Người.  Nhưng Con Thiên Chúa cũng không tránh khỏi sự đau đớn, một lý do nữa để cho chúng ta nắm bắt đặc tính tương lai của sự kiện Phục Sinh.  Hài Nhi Giêsu phải được cứu tại thời điểm này ngõ hầu trong tương lai Người có thể công bố Lời Chúa để ban sự sống vào đúng thời điểm.

Và vị che chở là thánh Giuse, một người khôn ngoan, người biết cách lắng nghe (xem Mt 1:20 và 2:19) và hành xử phù hợp.

Vua Hêrôđê đã hoàn thành việc giết chóc của ông ta, bị thúc đẩy do nỗi sợ hãi mất quyền lực của mình và tức giận vì ông ta đã không thành công trong việc đánh lừa các Đạo Sĩ.  Văn bản diễn đạt như thể rằng chính ông ta là kẻ bị lừa dối, và do đó cho thấy lý luận tội lỗi của quyền lực, sự kiêu ngạo của nó mà tin rằng kẻ phản đối luôn luôn là sai lầm.

Vì vậy, chúng ta thắc mắc tự vấn tại sao Thiên Chúa lại để cho tất cả những việc này xảy ra.  Thế nhưng câu hỏi này có thể che dấu trách nhiệm của chúng ta không:  lòng tham lam và thèm khát quyền lực của chúng ta, cội rễ sự tàn ác của chúng ta mà lịch sử trải qua trong mọi thời đại.  Và do đó, Thiên Chúa sẽ trả lời câu hỏi về “lý do tại sao lại có sự dữ”, và Người làm việc ấy không phải bằng lời nói mà qua việc nhập thể vào trong lịch sử nhân loại của chúng ta.  Vì thế thiết lập lịch sử ơn cứu độ.

Đó là lý do tại sao, lễ Phục Sinh, cùng với ánh sáng của nó, đã lấp ló ở tại chân trời vào dịp lễ Giáng Sinh.

3.  Cầu nguyện

Nguyện xin cho chúng ta có thể học hỏi và lắng nghe Lời Chúa và đưa vào thực hành.

VÌ tất cả những ai bị buộc phải chạy trốn khỏi quê hương của họ.

Nguyện xin chúng con có thể nhận thức được những trở ngại được đưa tới bằng mọi hình thức của sự tham lam và tìm kiếm quyền lực, và vì thế nắm giữ nó.

Vì tất cả những trẻ em bị tổn thương của thời đại này, các binh sĩ con nít, các kẻ đói khát, những kẻ bị bóc lột tình dục, kẻ bị lạm dụng tình dục.

4.  Chiêm Niệm

Văn bản mời gọi chúng ta nhìn vào lịch sử với con mắt đức tin, một lịch sử mà Thiên Chúa đã chọn để hiện diện ở trong đó, thậm chí vượt hẳn mọi trí tưởng tượng của chúng ta.  Đồng thời, Thiên Chúa đang mời gọi chúng ta đứng ra chịu trách nhiệm đối với những người, vì những lý do khác nhau, đã bị bắt bớ và lưu đày.

Check Also

Suy Niệm Thứ Hai Tuần Thánh B – 2 hình ảnh trái ngược

Date: Time: - Anh chị em thân mến, Hôm nay, trong bầu không khí trang …