Home / Tin Tức / Bực Mình

Bực Mình

Suy niệm Chúa Nhật IV Thường Niên

“…Người đâu mà chẳng chân thành gì cả! Đụng cái gì cũng khen hết. Phải góp ý phê bình cho người ta biết đường mà khắc phục những khuyết điểm chứ. Bực cả mình!”

Hồi ấy, khi sống chung với ông, mình thật khó chịu mỗi lần nghe ông khen mình. Mình thấy là bản thân chẳng đáng khen cho lắm. Xung quanh mình, những người khác ‘thương chân tình’ nên họ góp ý cho mình thấy những điểm hạn chế cần khắc phục, những cái dở cần phải chỉnh sửa cho hoàn hảo hơn. Ở đời, người ta vẫn nói rằng thương nhau thì phải biết thách đố nhau để giúp nhau phát triển, hay nói theo tục ngữ Việt Nam thì là “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi.” Phải chăng ông không thương mình đúng nghĩa?

Theo dòng thời gian, trải qua nhiều biến cố trong đời, một ngày nọ mình chợt hiểu ra vấn đề, một vấn đề rất quan trọng không chỉ đối với cách ứng xử tích cực hàng ngày mà còn rất nền tảng trong đức tin gắn chặt với Thầy Giêsu. Trước khi chia sẻ điều này, xin được mời bạn cùng ngắm tấm hình dưới đây. Bạn nhìn thấy gì?

 

Trở lại câu hỏi: “Ông có thương người khác không?” Bạn thân mến, mình biết rất rõ ông là người chan chứa tình thương. Ông không những thương hết mọi người đang sống với ông mà còn tỏ tình thương ấy một cách cụ thể đối với từng cá nhân nữa. Nhưng tại sao ông thương mà lại không “cho roi cho vọt” giống những người khác để mình lớn lên? Sao ông không ‘thách đố ’ mình để mình phát triển?

Tấm hình ở trên có thể giúp ta nhận ra vấn đề. Khi được hỏi bất ngờ về tấm hình này, đa số người được hỏi trả lời: “Có một chấm đen.” Rất ít người trả lời: “Có một nền vàng chói lọi.” Chấm đen kia có thể ví như một lầm lỗi, một khuyết điểm, một giới hạn, một cái dở, một điều gây ‘ngứa mắt’, một câu nói chướng tai, một thói quen chẳng giống ai, một cử chỉ vụng về, một hành động vô ý, một phạm tội,…Nền vàng kia ví như con người đã “được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa.” (Stk 1:27) Chấm đen so với nền vàng chỉ là một điều quá nhỏ nhoi. Trong thực tế, nó mờ nhạt và nhỏ bé hơn trong hình vẽ nhiều. Nó chỉ như cơn gió thoảng, đến rồi đi. Nó chỉ nằm lảng vảng đâu đó ngoài mép của tấm hình. Thế nhưng ở đây nó lại bỗng nhiên trở thành trung tâm điểm của cả tấm hình. Nó bỗng nhiên trở nên quá quan trọng đến nỗi thu hút tất cả sự chú ý. Sự thật bản thân nó chẳng ghê gớm như thế đâu; chính con mắt của người nhìn đã tạo cho nó vị trí ấy. Hóa ra vị trí này chỉ là một ảo ảnh. Vấn nạn không nằm ở chấm đen mà nằm ở con mắt của người nhìn. Bạn nghĩ sao?

Bạn thân mến, để minh họa thêm cho bức hình, xin mời bạn cùng kiểm tra một thực tế sau đây. Mỗi lần người có trách nhiệm (như: cha mẹ, thầy cô, anh chị, cấp trên, huấn luyện viên,…) muốn gặp ta để nói chuyện, tâm trí ta phản ứng bằng những câu hỏi thế này: “Chết rồi, không biết có chuyện gì? Mình có làm sai gì không? Phải chăng là người ấy không thích điều gì đó về mình?,…” Rồi một cơ chế tâm lý bên trong được hình thành để ‘tự vệ’. Dường như ít khi ta nghĩ ngay rằng người ấy gặp mình để khen ngợi. Về phía người có trách nhiệm, cám dỗ cũng tồn tại không kém: khi nào “có chuyện” thì mới gặp để “nói chuyện”, trong khi rõ ràng là có rất nhiều chuyện nhiều việc tích cực để chia sẻ và nâng đỡ tinh thần của nhau. Bạn có quan sát thấy như vậy không?

+++

Bây giờ, khi không còn được sống với ông nữa, mình ngồi nghĩ lại và hiểu ông hơn. Mỗi khi nghe một câu chuyện về ai đó, phản ứng đầu tiên của ông là tìm ra một lý do tích cực, một điểm sáng, một hy vọng. Vẫn còn đó một câu hỏi cần trả lời: Phải chăng ông không thèm góp ý, không dám thách đố người khác khắc phục khuyết điểm của họ?  Bạn thấy sao?

Mình thấy có! Ông thách đố mình làm một điều rất khó nhưng lại vô cùng quan trọng cho chính cuộc sống của mình và của tha nhân. Nếu mình làm được điều này và làm thường xuyên thì mình sẽ vui tươi hơn, chan hoà hơn, bao dung hơn, lạc quan hơn, kiên nhẫn hơn và biết ơn hơn. Nếu mình làm được điều này, anh chị em xung quanh mình cũng sẽ an bình hơn, bớt lo ngại mình hơn, bớt căng thẳng khi tiếp xúc với mình và cảm thấy được trân trọng hơn. Nếu ai cũng làm được điều ấy, môi trường sống chắc chắn có nhiều cảm thông, đón nhận và yêu thương nhau hơn. Bạn thân mến, qua cách sống của ông, ông thách đố mình dám sống với “con mắt phục sinh”. Nhìn một cách sâu xa, ta phải dám sống với con mắt ấy nếu ta tin rằng Thiên Chúa luôn là người chiến thắng, ánh sáng vẫn mạnh hơn bóng tối, ân sủng vẫn nhiều hơn tội lỗi (Roma 5:20), sự sống đánh bại tử thần và tình yêu cao cả hơn hận thù.

Ông không những đã giúp mình lớn lên trong cách nhìn con người bằng ánh mắt phục sinh mà còn giúp mình ý thức hơn về khuynh hướng bên trong muốn chi phối cuộc đời người khác dưới danh nghĩa một thiện chí (mà xét kỹ ra là tư lợi) nào đó. À, mình xin mở ngoặc nói thêm rằng thỉnh thoảng ông cũng “góp ý” với mình một cách thẳng thắn về một vài khía cạnh, thẳng thắn nhưng cách của ông rất chân thành và nhẹ nhàng nên làm cho mình cảm thấy được tôn trọng, được quý mến, được tự do.

Bạn mến, thái độ sống với “con mắt phục sinh” có nền tảng nơi chính Thiên Chúa, Đấng không bao giờ đánh mất hy vọng đối với bất cứ ai trong bất cứ hoàn cảnh nào (Ez 18:23, 33:11; Ga 6:40; 1Tim 2:4). Để thấy rõ ràng điều này, ta chỉ cần nhìn vào Thầy Giêsu, Thiên-Chúa-Làm-Người. Đối với những người mà xã hội cho là xấu xa, là cặn bã, là “hết thuốc chữa”, Thầy Giêsu không bao giờ thất vọng lắc đầu hay tránh xa họ mà trái lại Thầy thương mến vực dậy “hình ảnh của Thiên Chúa” nơi họ, làm sống lại khả năng tốt đẹp tiềm ẩn trong họ. Chưa từng có người nào bị từ chối. Bất cứ ai đau khổ vì yếu đuối, giới hạn, tội lỗi, thất vọng, cô đơn, khó nghèo, bệnh tật, mang mặc cảm tự ti, bị khinh khi coi thường, bị lạc lối sai đường,… khi gặp Thầy đều được trân trọng đón nhận và chữa lành để tìm thấy bình an, sự tự tin và sức sống mới. Là môn đệ của Thầy, tụi mình tiếp nối tinh thần phục sinh này của Thầy, bạn nhé!

Giuse Việt, O.Carm


 

Upset…

 “He is not sincere at all! He makes compliments all the time. He should give some criticisms so that others may be aware of their shortcomings and get improved. He makes me upset!”

Dear friend, when living with him, I felt uncomfortable each time he made a compliment to me. I did not see that I deserved it. Other people around me ‘loved me sincerely’ because they gave me some criticisms about my mistakes and shortcomings which needed to be fixed or perfected. It is often said that we should challenge one another to help one another grow. Did he not love me correctly?

As time went by, after having gone through different experiences in life, one day I suddenly understood “it” – a matter which is not only necessary for the manner we treat others everyday but also fundamental to the faith rooted in our Master Jesus. Before speaking about “it”, I would like to invite you to look at the little picture below. What do you see?

 

Back to the question: “Didn’t he love others?” Dear friend, I knew for sure that he was very loving. He not only loved everyone with whom he lived but also concretely expressed his love to each person. But why didn’t he challenge them so that they would grow more to perfection?

The picture above can help us undertand this question. When being unexpectedly asked about it, the majority would answer: “A black spot.” Very few people would say: “A bright golden background.” That black spot may be compared with a mistake, a shortcoming, a limitation, a fault, an unpleasant appearance, an eccentric habit, an awkward gesture, a clumsy action, a crime, a sin, …. The bright golden background is like the human person “created in the image of God” (Genesis 1:27) Compared with the bright golden background, the black spot is too little. In reality, it is even more insignificant. It is just like a quick wind, come and gone. It only belongs to the margin of the picture. However, it suddenly becomes the central point so dominant that it draws all the attention of the eyes. It is not certainly big at all; the eyes of the looker have given it that position. Really, that position is just an illusion. The problem is not in the black spot but in the eyes of the looker. How do you think?

Dear friend, to illustrate this picture a little more, I would like to invite you to examine a practical situation as follows. When those who are responsible for us (for example, our parents, our teachers, our older sister or brother, our superior, boss or coach,…) want to see us to talk about something, our mind often finds itself asking questions such as: “Oh my, what happened? Did I do something wrong? Does he/she not like something about me? …” Then almost immediately a defense mechanism is formed inside us. It seems that very rarely do we think the person wants to see us to praise us. On the part of the responsible, this temptation also exists: only when there is “something” (problematic) do they set up a time to “talk” (deal with) while there are always many good things that are fit for sharing and encouraging. Have you ever had this observation?

+++

He no longer lives with me. A while ago, I sat down thinking about him and came to understand his way. Whenever he heard “something” about someone, his first reaction was to find a positive reason, a good point, a hope. Well, we still need to answer the question: Is it true that he did not care to give a criticism, a challenge to help others get improved? How do you think?

For me, yes! He did challenge me to do a very difficult but extremely important thing. If I am able to do it often, I will be more joyful, more in harmony, more optimistic, more patient and more grateful. If I can do it, my sisters and brothers around me will be more at peace with themselves and less afraid of me because they will feel more respected. If everyone can do it, life will be more of sympathy, tolerance and love. My dear friend, by the way he led his life, he challenged me to take courage to live my life with “the eye of resurrection”. We have to be courageous enough to look from this eye or perspective if we truly believe that God always triumphs, light is stronger than darkness, grace is more abundant than sins (Rm 5:20), life conquers death and love is more noble than hatred.

He helped me not only grow in the way I view others through the resurrection perspective but also be more conscious of a dangerous tendancy that wants to control others in the name of some good will (but actually selfishness if carefully examined). Oh, I have to add that he sometimes gave me his straightforward opinions regarding some matters, straightforward but sincere and gentle that made me feel respected, loved and free.

Dear friend, the attitude of living with “the eye of resurrection” has its foundation in God Himself, Who never loses hope in anyone in any situation (Ez 18:23, 33:11; Jn 6:40; 1Tim 2:4). In order to see this clearly, we only need to contemplate Jesus, God-with-us. To those who were considered sinful, useless, hopeless,…Jesus never got disappointed on them or abandoned them. On the contrary, he lovingly raised up “the image of God” in them and brought to life again their potentiality. No one was ever rejected. Everyone who suffered from weaknesses, limitations, sins, loneliness, poverty, sicknesses, low self-esteem, contempt, guilt, going astray, despair, etc… was respectfully welcomed and healed. Once having met Him, they all found peace, confidence and new life.

Dear friend, as his disciples, let us continue this resurrection Spirit of Jesus, our loving Master!

Joseph Viet, O.Carm.

Check Also

Tuần Tĩnh Tâm Anh Em Khấn Trọng 2024

Từ ngày 24 đến ngày 28 tháng 6, các anh em khấn trọng Dòng Cát …