A. MỤC TIÊU VÀ MÔ TẢ
81. Bản chất và mục đích của tập viện
Mục đích của tập viện là dần dần khai tâm các ứng sinh vào cuộc sống trong Thánh Thần theo đoàn sủng Cát Minh, với một ý định hướng đến một sự cam kết đầu tiên qua việc tuyên khấn đơn. Đời tu trong Dòng Cát Minh bắt đầu trong tập viện.[1]
Việc khai tâm tập sinh bao gồm tăng trưởng về trưởng thành Kitô giáo. Đây là một sự tăng trưởng về chiều sâu, ở chỗ kinh nghiệm của tập sinh được bám chặt vào mầu nhiệm Thiên Chúa, một sự tăng trưởng về chiều rộng, ở chỗ các tập sinh không tự giới hạn nơi việc sùng kính hoặc thờ phượng có tính chất hình thức, nhưng được khuyến khích phát triển một thái độ chiêm niệm và được mời gọi củng cố ơn gọi, nhiệt tình tông đồ, niềm tin, cật, mến của mình. Từ đầu đến cuối, việc thanh tẩy động cơ và cách ta nhìn cuộc sống thật quan trọng để cho tập sinh học biết đặt nền tảng đời mình nơi Thiên Chúa.
Vậy nên các tập sinh cần thời gian và không gian để làm sáng tỏ ơn gọi của mình và củng cố khả năng sống đời tu theo lối Cát Minh. Điều này bao hàm một tiến trình đồng hoá với lối sống của chúng ta, và tiến trình này được thể hiện trong một cộng đoàn cụ thể những anh em dấn thân vào cầu nguyện và phục vụ, hơn là qua việc truyền bá và truyền đạt ý niệm. Kinh nhgiệm thực sự về một lối sống mới trên một cơ sở hằng ngày nhằm dẫn đến một quyết định đầu tiên chọn lựa nhà Dòng.
[1] CIC, c.646, 139; 151
131. Nhân vị: Nền tảng đời sống tâm linh cá nhân và cộng đoàn
– Đào sâu và phát triển những lĩnh vực đã trải qua trong thời gian tiền tập nhằm nội tâm hoá và hội nhập vào cuộc sống.
132. Các căn bản đời sống Kitô
– Thánh Kinh: giới thiệu các Thánh vịnh, các sách ngôn sứ và Phúc Âm.
– Các yếu tố về Kitô học.
– Các yếu tố về Giáo hội học.
– Các yếu tố về tu đức.
– Các yếu tố về phụng vụ.
133. Thần học về đời tu
– Thánh hiến và tư cách môn đệ: cơ sở Thánh kinh, thần học và tu đức.
– Các lời khấn: cơ sở Thánh kinh, thần học, tu đức, giáo luật và thực hành.
– Đời sống cộng đoàn: cơ sở Thánh kinh, thần học, tu đức và thực hành.
– Lịch sử, các hình thức, và pháp lý đời tu.
– Các văn kiện công đồng và hậu công đồng về đời tu.
– Tính cách giáo hội của đời tu, sứ vụ đời tu trong Giáo hội và thế giới.
134. Luật dòng, Hiến pháp và các tài liệu của Dòng
– Bối cảnh lịch sử, tác giả, và việc phê chuẩn chung kết luật Dòng.
– Các giá trị chủ yếu của luật Dòng.
– Những cách giải thích luật Dòng
– Hiến pháp.
– Học Ratio Institutionis Vitae Carmelitanae (Phần I và tập viện)
– Các tài liệu chính của Dòng từ Công đồng Vatican II.
135. Đoàn sủng Cát Minh
A) Chiêm niệm
– Các năng động đời sống nội tâm.
– Chiêm niệm trong truyền thống Cát Minh.
– Khổ chế và thanh tẩy.
– Linh hướng.
B) Cầu nguyện
– Thần học về cầu nguyện
– Cầu nguyện trong truyền thống tu đức Cát Minh
– Thánh Thể và Phụng vụ các giờ kinh
– Khai tâm về các hình thức cầu nguyện quan trọng đối với truyền thống của chúng ta (Lectio Divina), kinh nghiệm về sự hiện diện của Thiên Chúa, cầu nguyện của tâm hồn (prayer of aspiration), cầu nguyện thinh lặng, suy ngẫm, …)
C) Tình huynh đệ
– Các cơ cấu và năng động của đời sống huynh đệ được gợi ý trong luật Dòng và trong truyền thống Cát Minh.
– Học biết đối thoại: kế hoạch đời sống cộng đoàn, kiểm thảo đời sống, sửa lỗi huynh đệ.
D) Việc phục vụ giữa dân chúng
– Việc học lắng nghe và giải thích thực tại xuất hiện từ Giáo hội, thế giới và một vùng riêng biệt: các khả năng và các vấn nạn.
– Sự thống nhất của đoàn sủng và đa dạng của những việc phục vụ.
– Những loại hình phục vụ phát xuất từ truyền thống Cát Minh.
– Nếu thích hợp, một ít kinh nghiệm phục vụ cụ thể, kèm theo thảo luận và suy tư.
136. Lịch sử Dòng Cát Minh
– Từ nguồn gốc cho đến sự khẳng định viên mãn của Dòng ( thế kỷ XIII đến thế kỷ XIV )
– Cuộc phát triển: đời sống, pháp luật, linh đạo, văn hoá, sứ vụ và việc phục vụ.
– Địa lý xưa và nay của Dòng.
– Các cuộc cải tổ:
a. Tại sao cải tổ Dòng?
b. Hội nghị Mantua
c. Cuộc cải tổ của các Bề trên Tổng quyền (Soreth, Audet, Rossi, Công đồng Trentô)
d. Cuộc cải tổ Têrêxa.
e. Cuộc cải tổ Touraine và “việc giữ luật nhiệm nhặt”
– Các khủng hoảng lớn: Cải cách Tin Lành; cách mạng Pháp; bãi bỏ (thời Napoléon và quốc gia); nội chiến Tây Ban Nha.
– Tái sinh (thế kỷ XIX đến XX)
– Gia đình Cát Minh (nữ đan sĩ, nữ tu và giáo dân)
– Dòng kể từ công đồng Vatican II ( tài liệu, sự kiện và khuynh hướng )
– Lịch sử Tỉnh dòng của ứng sinh.
137. Ngôn sứ Êlia và Đức Maria
A) Ngôn sứ Êlia
– Êlia trong Thánh Kinh
– Êlia trong các truyền thống Do Thái, giáo phụ và đan tu.
– Êlia trong truyền thống Cát Minh :
a. Êlia với tư cách một mẫu gương đời sống;
b. Êlia với tư cách “vị sáng lập”.
c. Phê bình lịch sử;
d. Êlia với huynh đoàn Cát Minh hôm nay.
B) Đức Maria
– Đức Maria trong Thánh Kinh
– Các yếu tố thánh mẫu học
– Đức Maria trong truyền thống Cát Minh:
a. Đức Bà Núi Cát Minh;
b. Quan thầy và Mẹ;
c. Nữ Trinh Cực Sạch và Chị;
d. Đức Nữ Trinh của Áo Đức Bà
e. Vai trò Đức Maia trong hành trình chiêm niệm của huynh đoàn Cát Minh
f. Đức Maria đối với huynh đoàn Cát Minh ngày nay.
138. Các thánh và những nhân vật có quan trọng
– Chư thánh Dòng Cát Minh: tiểu sử và công cuộc các vị có tên trong lịch Phụng vụ của Dòng, nhất là:
Thánh Albert Giêrusalem
Thánh Têrêxa Giêsu
Thánh Gioan Thánh Giá
Thánh Maria Magdalen thành Pazzi
Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu
Chân phước Elizabeth Chúa Ba Ngôi
Thánh Têrêxa Benedicta Thánh giá – Edith Stein
Chân phước Titus Brandsma
– Vài thông tin về các tác giả Dòng Cát Minh:
Nicholas nước Pháp
Sibert Beka
John Baconthorpe
Philip Ribot
Michael Aiguani
Arnold Bostius
John of St. Samson
Michael of St. Augustine
John Brenminger
Bartholomew Xiberta
(một vài tên riêng đã dịch sang Việt Ngữ và quen dùng: John = Gioan, Augustine = Âu-tinh, Michael = Micae, Philip = Philiphê, Nicolas = Nicôla, Titus = Ti-tô,…)
– Những nhân vật quan trọng tại Tỉnh dòng của ứng sinh
– Sách gợi ý:
Nicolas of France: the Flaming Arrow.
De intitutione primorum monachorum.
Thánh Têrêxa Giêsu – Tiểu sử.
Thánh Gioan Thánh Giá – một hợp tuyển.
Thánh Maria Magdalen thành Pazzi – một hợp tuyển.
Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu – Các thủ bản tự thuật.
Chân phước Titus Brandsma – The Beauty of Carmel.
Thầy Lorenzo Phục sinh – Thực Hành Sự Hiện Diện Của Thiên Chúa.