Home / Phụng Vụ Cát Minh

Phụng Vụ Cát Minh

Chân Phước Maria Crocifissa Curcio, O.Carm.


Thứ Năm 4 Tháng Bảy, 2024

Chân Phước Maria Crocifissa Curcio, người sáng lập Dòng Nữ tu Dòng Cát Minh Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, sinh ngày 30 tháng 1 năm 1877 tại Ispica (Rg), đông nam Sicily, thuộc giáo phận Noto. Cha mẹ ngài là Salvatore Curcio và Concetta Franzò. Ngài là con thứ bảy trong số mười anh chị em, ngài đã trải qua thời thơ ấu của mình trong một môi trường gia đình có giáo dục và địa vị xã hội cao. Ngài đã nhanh chóng bộc lộ trí thông minh hoạt bát và một tính tình dễ chịu. gnài ấy rất có ý chí mạnh mẽ và quyết tâm, và ở tuổi thiếu niên, ngài đã phát triển một khuynh hướng mạnh mẽ để dáng thân cho Chúa đặc biệt muốn phục vụ những người yếu thế và bên lề xã hội.

Năm 1890, ở tuổi mười ba, ngài gia nhập Dòng Ba Cát Minh vì ngài có lòng sùng kính Đức Mẹ Núi Carmel và năng đến đền Đức Mẹ Cát Minh gần đó. Đức Mẹ Cát Minh đã "chiếm trái tim ngài từ khi còn nhỏ" bằng cách giao ngài sứ mạng "làm cho Dòng Cát Minh trở nên tươi mới". Sự hiểu biết về linh đạo Cát Minh đã giúp ngài hiểu được kế hoạch của Thiên Chúa dành cho ngài.

Năm 1924 ngài gặp Cha Lorenzo, một linh mục và là nhà thần học Dòng Cát Minh và ngài đã thu hút về những điều cha truyền dạy.

Ngày 17 tháng 5 năm 1925 ngài đã chứng kiến  lễ phong thánh Thánh Theresa Hài Đồng Giêsu cùng với Cha  Lorenzo và sau đó ngài đến thành phố Santa Marinella và phục vụ người nghèo và cơ cực. Được phép của Hồng y Antonio Vico, ngài đã lập một hội dòng nhỏ chính vào ngày 16 tháng 7 năm 1926. Hội Dòng Cát Minh nhỏ với tên đầy đủ là Dòng Cát Minh Truyền Giáo Therese Hài Đồng Giêsu sau đó được chuẩn nhận bởi Đức Giáo hoàng vào năm 1930. Sắc lệnh cũng nhận được sự chấp thuận của Hồng y Tommaso Pio Boggiani. Cùng năm đó, ngài khấn trọng và lấy tên "Maria Crocifissa".

Sứ mạng của hội dòng ngài là  "đưa linh hồn đến với Chúa" thông qua các sáng kiến ​​như hỗ trợ các gia đình, cho người nghèo ăn và giáo dục trẻ em. Ngài đã gửi một số chị em đến Brazil vào tháng 12 năm 1947 để truyền bá linh đạo của họ, đồng thời dặn họ "đừng bao giờ quên người nghèo". Ngài mất ngày 4 tháng 7 năm 1957. Ngài được chôn cất tại Nhà Mẹ từ ngày 16 tháng 6 năm 1991 đến nay tại Rome.

Ngài được phong lên bậc Chân Phước và ngày 13 tháng 11 năm 2005.

Trong bài giảng của ngày lễ phong chân phước, Đức Hồng Y đã ca ngợi:

“Chân phước Maria Crocifissa Curcio, một người phụ nữ khéo léo và năng động đã hoàn toàn phù hợp để ân cần quan tâm đến các nhu cầu của người hàng xóm, đến mức coi mình như là một thành viên của "gia đình họ". Mẹ Maria Crocifissa cũng biết cách "lấy len và vải lanh" và sẵn sàng làm việc "bằng chính đôi tay của mình" để làm cho gia đình mà Chúa giao phó cho mẹ được phát triển. Mẹ đã tìm thấy nơi tinh thần dòng Các-men, và cụ thể nhất là nơi đặc sủng chiêm niệm và truyền giáo của Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, động lực để thành lập hội dòng các-men Thừa Sai Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu.

 

Tình yêu Chúa Giêsu đã dẫn đưa mẹ đi trên con đường đầy gian khó và cay đắng, khiến mẹ cảm nghiệm được thế nào là chịu  “đóng đinh”, giống như Chúa Giê-su, vì yêu thương anh em, mà mẹ hằng quan tâm cả trong những lúc sống thân mật với Chúa nhất. Mẹ viết trong Nhật ký thiêng liêng: "Chỉ nghĩ đến việc chịu đau khổ vì anh em thôi đã làm tâm hồn tôi vui sướng ... Tôi luôn tỏ ra dịu dàng hơn mỗi ngày... và chính với sự dịu dàng này, tôi yêu những cô gái nhỏ mà Chúa quan phòng đã giao phó cho tôi, tôi yêu toàn thể  thế giới, yêu thiên nhiên với tất cả vẻ đẹp của nó ” (ngày 4 tháng tư năm1928).

Mẹ Maria Crocifissa là một người phụ nữ đơn sơ và mạnh mẽ, được Thiên Chúa tình yêu chiếm  hữu, nên đã biết qui hướng tất cả về trời, nhưng vẫn ân cần cúi xuống trái đất, đặc biệt là trên nhân loại đau khổ và thiếu thốn. Với đức tin sâu xa và niềm say yêu bí tích Thánh Thể, Mẹ đã kín múc được nguồn cảm hứng và của ăn thường xuyên để nên thánh. Mẹ Curcio đã biết kết hợp lời cầu nguyện và hoạt động trong những sự kiện thông thường của cuộc sống hàng ngày, khi quan tâm giúp đỡ người nghèo, đặc biệt là tiếp nhận và đào giới trẻ bị lãng quên nhất. Chính nhờ tính bình thường và ý thức cụ thể như thế nên đó là một mô hình mà ngày nay chúng ta vẫn có thể áp dụng, bởi vì sứ điệp của nó còn rất hợp thời.”

View full calendar