Để hiểu được tính đột phá của câu chuyện Tin Mừng hôm nay, ta phải đặt mình vào trong bối cảnh văn hoá, xã hội, chính trị và tôn giáo của nó. Ta biết rằng vào thời Đức Giêsu, luật pháp cho phép hành quyết ai phạm tội ngoại tình. Người ta chấp nhận và coi nó là điều cần thiết để duy trì trật tự xã hội và tôn giáo. Ai không chấp nhận nó là chống lại chuẩn mực xã hội và tôn giáo. Chính trong bối cảnh này mà các luật sĩ và biệt phái đem người phụ nữ bị bắt quả tang đang phạm tội ngoại tình đến trước mặt Đức Giêsu để thách thức lời dạy của Người về yêu thương và tha thứ.
Ở đây, Đức Giêsu không đưa ra ý kiến của mình về đạo luật này. Người không nói nó đúng hay sai. Thay vào đó, Đức Giêsu đơn giản chỉ cho họ thấy thực tại tâm hồn của họ: “Ai trong các người không có tội thì hãy ném đá cô ấy trước đi.” (Gioan 8:7) Bùm!!! Đơn giản nhưng quyết liệt!
Họ muốn Người giống như họ, nhưng Người lại muốn họ giống Thiên Chúa. Họ muốn Người phán xét kẻ khác giống như họ, nhưng Người lại muốn họ xét kỹ mình trước khi xét đoán kẻ khác. Họ muốn Người ra án chết cho chị ấy thì Người lại dẫn họ vào một cuộc hồi tâm. Họ muốn Người cầm đá ném chết tội nhân thì lời Người lại trở thành một viên đá ném thẳng vào lương tâm của họ. Họ muốn Người giết chết chị ấy, nhưng Người lại muốn cứu sống không những chị ấy mà tất cả họ nữa. Họ muốn Người chỉ nhìn bằng lăng kính của họ thì Người lại đòi họ phải nhìn bằng đôi mắt của Thiên Chúa tình yêu. Họ muốn Người ủng hộ họ bằng cách khử trừ những kẻ “dơ bẩn” ngoài xã hội thì Người lại muốn họ xây dựng xã hội bằng việc thanh tẩy những dơ bẩn trong trái tim của họ.
Có một quan sát thế này: Khi ta sống trong tội lỗi, mình thường cảm thấy dễ dàng có khuynh hướng xét đoán người khác hơn và khó nhìn thấy những điều tốt đẹp nơi tha nhân hơn. Tại sao? Có lẽ một trong những từ đơn giản được tâm lý học ngày nay thường dùng để giải thích khuynh hướng này là: “phóng chiếu”. Hầu như lúc nào trong ta cũng tồn tại một khuynh hướng phóng chiếu lên người khác những gì đang diễn ra bên trong mình. Nhưng tại sao ta lại làm thế? Bởi vì, sâu xa trong tiềm thức hoặc vô thức, ta muốn bảo vệ chính mình. Bảo vệ mình bằng cách nào? Bằng cách tấn công người khác. Và, ta thường hay biện hộ cho việc làm này nhân danh một “thiện chí hay thiện ý” nào đó. Đáng buồn nhưng rất có thật! Ví dụ, khi trong ta tồn tại một nỗi sợ hãi sẽ bị người khác phát hiện ra mình và đoán xét mình, ta thường có khuynh hướng tưởng tượng ra điều gì đó về tha nhân trong đầu, rồi sau đó thể hiện nó ra ngoài bằng lời nói hoặc hành động. Rất khó thấy nhưng vô cùng tai hại!
Bạn có nghĩ rằng những kẻ kết án người phụ nữ tội nghiệp trong Tin Mừng hôm nay cũng có vấn đề này không? Rất có thể ! Họ muốn giết chết chị, và đồng thời cũng muốn gài bẫy và tiêu diệt Đức Giêsu, nhân danh hạnh phúc của xã hội. Chúng ta biết phần còn lại của câu chuyện diễn ra như thế nào! Nhưng điều quan trọng hơn cho tôi và bạn là: câu chuyện này được viết lại cho chính chúng ta để nhờ đó ta suy ngẫm cho cuộc đời hiện tại của mình. Chúng ta hãy cầu nguyện cho mình biết hết sức cẩn thận trong việc đánh giá tha nhân, cho mình biết cách thanh tẩy tâm hồn để trở nên giống Chúa Giêsu: chan chứa yêu thương, cảm thông, dịu dàng, tha thứ và nhân hậu.
STONING (John 8:1-11)
In order to understand the criticality of the event in the Gospel today, we need to put ourselves in its cultural, social and religious context. We all know that during the time of Jesus existed laws that allowed people to execute someone who committed adultery. Stoning someone to death due to this guilt was a common practice in the society. People accepted it and considered it a necessary thing to keep the society in order.
It is in this context that the Pharisees and the scribes brought the adulteress to Jesus to challenge his teaching of love and forgiveness.
He did not give his opinions on this law. Jesus did not say it was wrong or not. He just simply pointed out the reality of their hearts: “Let the one among you who is without sin be the first to throw a stone at her.” (John 8:7) Boom! Simple but radical!
They want him to be like them, but he wants them to be like God. They want him to judge others like them, but he wants them to judge themselves before judging others. They want him to give a death sentence to her, but he gives them a little retreat. They want him to pick up the stone and throw it at the sinner, but his words are just like a stone thrown at their conscience. They want him to kill her, but he wants to save her and all of them. They want him to just use their lenses, but he challenges them to have the eyes of the loving God. They want him to support their society by eliminating the “dirty ones” out there, but he wants them to build their society by purifying the dirts in their own hearts.
There is one observation as follows: When one is in sin or guilt, it is easier to have a tendency of judging others negatively; and it is more difficult to see goodness in others. Why? Perhaps one of the simplest words frequenly used by psychology today to explain this tendency is “projection”. One almost always projects onto others what is going on inside oneself. But why does one do this? Because, unconsciously or subconsciously, one seeks self-protection. How to protect oneself? By attacking others. And, one often justifies this action in the name of a “good intention”. Sad but true! For example, when one has fear inside of being seen and judged by others, one often has a tendency to imagine something negative about others in one’s head, then expresses it out in negative words or actions. Very subtle but very harmful.
Do you think the accusers of the poor woman in today’s Gospel have this problem? Very possible! They want to kill her, and they perhaps want to trap and kill Jesus, in the name of the well-being of their society. We know the rest of the story! And more importantly, we know this story is written for us to reflect upon our life today. Let us pray for ourselves that we be very careful in judging others, that we know how to purify our hearts and that we become like Jesus: full of love, understanding, gentleness, forgiveness and mercy.
LAPIDAND (Jean 8,1-11)
Afin de comprendre le point essentiel de l’événement dans l’Evangile d’aujourd’hui, nous devons nous rappeler son contexte culturel, social et religieux. Nous savons tous qu’à l’époque de Jésus ont existé des lois qui permettaient d’exécuter quelqu’un qui a commis l’adultère. Lapider quelqu’un à mort pour punir cet acte d’adultère était une pratique courante dans la société. On l’a acceptée et l’a considérée comme une chose nécessaire pour maintenir la société en ordre.
C’est dans ce contexte que les Pharisiens et les scribes ont amené la femme adultère devant Jésus pour tester son enseignement d’amour et de pardon.
Jésus n’a pas donné ses opinions sur cette loi. Il n’a pas dit s’il était incorrect ou non. Il a tout simplement dévoilé la réalité de leurs coeurs: “Celui d’entre vous qui est sans péché, qu’il soit le premier à lui jeter la pierre.” (Jean 8,7) Boum! C’est simple mais radical!
Ils veulent qu’il ressemble à eux, mais Lui veut qu’ils ressemblent à Dieu. Ils veulent que Jésus juge les autres comme eux les jugent, mais Jésus veut qu’ils se jugent eux-mêmes avant de juger les autres. Ils veulent que Jésus prononce le jugement de mort, mais il leur donne une petite retraite. Ils veulent que Jésus ramasse la pierre et la lance vers la pécheresse, mais ses paroles sont comme une pierre lancée à leur conscience. Ils veulent que Jésus la tue, mais Lui veut sauver non seulement elle mais eux tous. Ils veulent que Jésus voit les choses de leur perspective, mais il leur lance le défi d’avoir les yeux de Dieu d’amour. Ils veulent que Jésus soutienne l’ordre social en jetant les “sales” dehors, mais Jésus veut qu’ils construisent leur société en purifiant les “sales” dans leurs propres coeurs.
On peut faire cette observation: Quand on est dans le péché ou la culpabilité, il est plus facile d’avoir une tendance de juger les autres négativement; et il est plus difficile de voir la bonté dans les autres. Pourquoi ? Peut-être un des mots les plus simples utilisé fréquemment par la psychologie aujourd’hui pour expliquer cette tendance est “la projection”. On projette presque toujours sur les autres ce qui se passe dans notre for intérieur. Mais pourquoi le fait-on ? Parce que, inconsciemment, on cherche à se protéger. Comment se protéger ? En attaquant les autres. Et, on justifie souvent cette action au nom d’une “bonne intention”. Triste mais vrai! Par exemple, quand on a peur d’être mal vu et jugé par les autres, on a souvent une tendance d’imaginer quelque chose de négative chez les autres, et puis on l’exprime ouvertement dans les mots ou les actions négatifs. C’est très subtil mais très malfaisant.
Pensez-vous que les accusateurs de la pauvre femme dans l’Évangile d’aujourd’hui avaient ce problème ? Très possible! Ils veulent la tuer, et ils veulent peut-être piéger et tuer Jésus, au nom du bien-être de leur société. Nous savons le reste de l’histoire! Et ce qui est plus important, nous savons que cette histoire est écrite pour nous faire réfléchir sur notre vie aujourd’hui. Prions que nous soyons très prudents dans notre jugements des autres, que nous sachions comment purifier nos coeurs et que nous devenions comme Jésus : plein d’amour, de compréhension, de douceur, de pardon et de miséricorde.
Joseph Viet, O.Carm.