Chúa Nhật Thường Niên 15 A
Có một đề thi dành cho các thí sinh đau khổ thuộc mọi lứa tuổi như sau: “Bạn hãy chứng minh bạn khổ.”
Thí sinh thứ nhất, một người đàn ông chừng sáu mươi, chứng minh: Tôi lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo. Bố mẹ tôi quanh năm ‘bán mặt cho đất – bán lưng cho trời’. Vì nhà nghèo nên tôi phải nghỉ học sớm để đi làm kiếm tiền mưu sinh. Nghĩ mà tủi thân!…
Thí sinh thứ hai, một phụ nữ trẻ, dẫn chứng: Tôi là người kém sức khoẻ. Từ nhỏ đã hay đau yếu. Mỗi lần trái gió trở trời là tôi lại xụt xịt. Rất khó chịu!…
Thí sinh thứ ba, một thanh niên tuổi chừng hăm mấy, viết ngay không chần chừ: Tôi chẳng có tài cán gì. Giữa đám đông bạn bè, tôi chẳng biết ca hát. Mấy đứa bạn cứ trêu chọc bảo tôi giọng ngang như cua bò. Bực tức và chán ghê!…
Thí sinh thứ tư toan đặt bút xuống viết thì khựng lại. Rồi anh suy nghĩ có vẻ rất căng thẳng. Cuối cùng, quyết định nộp giấy trắng.
Kết quả cuộc thi: Ba thí sinh đầu tiên được 1 điểm an ủi vì đã có… công viết. Còn thí sinh thứ tư thì phải lên gặp thầy để trình bày rõ lý do tại sao lại để giấy trắng.
Trong giờ sửa bài, giáo sư nhận xét chung:
+ Các bạn không được điểm cao vì bài các bạn không thể hiện được tư duy sâu sắc. Các bạn chỉ liệt kê những điều không như ý xảy ra trong cuộc đời. Ai cũng làm được như thế. Thực ra nó không đủ chứng minh rằng các bạn khổ vì góc nhìn đó quá hẹp.
Rồi giáo sư quay sang thí sinh thứ tư và hỏi:
+ Tại sao bạn để giấy trắng?
– Thưa giáo sư, thoạt đầu tôi cũng có khuynh hướng vội vàng liệt kê như các bạn kia. Nhưng tôi chợt giật mình…
+ Sao bạn lại giật mình?
– Dạ, xin cho phép tôi đứng lên trước mọi người để trình bày được dễ dàng hơn.
Thế rồi cậu khập khiễng bước lên trên. Quay xuống nhìn mọi người, cậu nở một nụ cười thân thiện. Người ta thấy mặt cậu một bên bị nám đen. Cậu nói:
– Hồi tôi còn nhỏ, bố mẹ phải đi làm ngoài đồng, chỉ có chị tôi và tôi ở nhà. Một hôm, chị đang nấu cơm thì bị cháy nhà. Như quý vị thấy, tôi bị phỏng nặng, bây giờ vẫn còn dấu cháy trên mặt. Năm tôi lên bảy, bố tôi qua đời. Một buổi tôi đi học, một buổi tôi phải đi bán vé số ở khu chợ gần nhà để phụ mẹ. Cách đây ít năm, trên đường đi nhà thờ về, có một chú kia nhậu say lái xe tông vào tôi khiến chân tôi bị tật từ hồi đó. Bây giờ mỗi khi trời trở lạnh, chân tôi cũng khá đau. Gần đây, tôi thú thật là tôi yêu một người con gái, nhưng tôi thế này thì làm sao xứng với người ta được!
Trong phòng lúc ấy có nhiều người. Giọng cậu yếu ớt nhưng ai cũng nghe rõ vì bầu khí lặng im đến lạ thường.
+ Nhưng sao bạn không viết những điều đau khổ này vào bài thi?
– Dạ không, vì tôi giật mình. Tôi giật mình khi tôi chợt nhớ lại lời của bạn tôi trong nhà thờ hôm Chúa Nhật. Anh ấy nói với mấy người nghèo khổ rằng: “Anh em thật có phúc.” Thế là tôi khựng lại để suy nghĩ. Rồi tôi nhận ra: để chứng minh tôi thực sự khổ thì tôi phải chứng minh cho được rằng tôi không có gì để hạnh phúc.
Mọi người càng chăm chú. Vị giáo sư lên tiếng:
+ Hay! Xin lỗi bạn, tôi không phải là Kitô hữu, vậy cho tôi hỏi anh bạn gì gì đó của bạn nói như thế nào về việc may phúc khiến bạn thay đổi cách nhìn như thế?
– Dạ thưa giáo sư, bạn tôi tên là Giêsu. Anh ấy nói: “Mắt anh em thật có phúc vì được thấy những điều đang thấy, tai anh em thật có phúc vì được nghe những điều đang nghe. Nhiều người mong mỏi được như anh em mà không được.” (Mt 13:16-17) Thưa giáo sư, lúc ấy tôi chợt nhìn thấy và nghe được nhiều điều may mắn trong cuộc sống của tôi. Tôi có mẹ có chị. Nhà chúng tôi tuy chẳng kín cổng cao tường nhưng đùm bọc nhau ấm áp. Tôi có trái tim biết rung động. Tôi có lòng quảng đại. Tôi có lương tâm. Tôi có bạn bè nói chuyện. Tôi có nhiều người cầu nguyện cho tôi. Tôi được đi học. Tôi có trí khôn để nhận ra trong cái xui có cái hên, tức là trong nghịch cảnh có ân sủng. Ví dụ: Vì lớn lên trong cảnh khó khăn, tôi thấy mình biết cảm thương với người nghèo hơn. Vì mang tật nguyền trên mình, tôi hiểu được nỗi đau của tha nhân. Vì thấy mình giới hạn, tôi đặt niềm tin vào Chúa nhiều hơn. À, cuối tuần nào tôi cũng được cùng mẹ và chị đi Lễ với bà con chòm xóm để nghe Lời Chúa. Vui lắm!
Bạn thân mến, nếu bạn cùng chia sẻ cách nhìn cuộc đời của thí sinh thứ tư này, mời bạn trở lại với lời của Thầy Giêsu khi Thầy nói các môn đệ thật diễm phúc. Tụi mình đây, so với các môn đệ hồi đó, không chừng còn có phúc hơn các ngài vì tụi mình nghe và nhìn thấy nhiều điều hơn. Trong những điều diễm phúc thí sinh này nêu lên, mình muốn dừng lại thêm một chút ở diễm phúc được biết Chúa và nghe Lời Chúa. Tuy tuổi đời còn non trẻ, mình đã được cơ hội nghe nhiều người, đặc biệt những ai đã từng trải qua đau khổ, tâm sự rằng: “Không có Chúa hiện diện, tôi không biết mình sẽ ra sao khi gặp bế tắc. Không có Lời Người hướng dẫn, tôi không biết sẽ làm gì khi gánh đời trĩu nặng, khi cô đơn lạc lõng, khi vất vả chán chường…. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, tôi nhận ra rằng điều may mắn nhất của tôi trên đời này là được biết Chúa.”
Vâng, biết Chúa là một kho báu vô cùng quý giá mà mình không thể nào diễn tả hết được. Bản thân mình đây, mình chỉ có thể nói rằng mình được như hôm nay là nhờ được biết Chúa, được Lời Chúa dẫn dắt cho dù nhiều khi mình chẳng trung thành, chẳng vâng nghe, chẳng cộng tác với Người. Người biết hết những tệ bạc của mình nhưng chẳng bao giờ bỏ mình cả. Một khi đã biết Người, đã cảm nhận sự đồng hành yêu thương của Người trong đời, mình sẽ không bao giờ dại dột bỏ Người đâu bạn ạ.
Xin được mượn những lời Kinh Thánh sau đây như một tâm tình cầu nguyện để khép lại chia sẻ này:
“Cũng như mưa với tuyết sa xuống từ trời
không trở về trời nếu chưa thấm xuống đất,
chưa làm cho đất phì nhiêu và đâm chồi nẩy lộc,
cho kẻ gieo có hạt giống, cho người đói có bánh ăn,
11 thì lời Ta cũng vậy, một khi xuất phát từ miệng Ta,
sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả,
chưa thực hiện ý muốn của Ta,
chưa chu toàn sứ mạng Ta giao phó.” (Isaia 55:10-11)
Và một trong những Lời mà mình yêu thích nhất là: “Tất cả những ai đang vất vả mang gáng nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.” (Mt 11:28)
Giuse Việt, O.Carm.
Happy – Unhappy
Sunday, Ordinary Times, 15 A
There was a test for the students of suffering, regardless their age. The question was simple: “Prove that you are miserable.”
The first student, a man in his 60’s, wrote: “I grew up in a poor farmer family. My parents worked very hard in the field. Since we were poor, I had to stop going to school to help earn a living. I feel sad when thinking about it!…
The second student, a young lady, wrote: “I am of poor health. I have often been sick since my childhood. It’s easy for me to be under the weather. Very uncomfortable! …
The third student, a man in his 20’s, wrote without any hesitation: “I don’t have any talent. When my friends get together, they sing but I don’t. They always tease me since I can’t keep it in tune. So upset and discouraged! …
The fourth student was about to write when he suddenly stopped. He then seemed very tense. Finally, he decided to leave the paper blank.
The results of the test: The first three all got 1 point as a reward for their…effort to write. The fourth had to come see the professor to explain why he did not write anything.
Then came the time for the professor’s response. He gave a general comment:
+ You guys don’t get high marks because you didn’t manifest your ability to think deep. You only listed the things you didn’t like in your life. Anyone can do the same. Your work didn’t actually prove that you were truly miserable since your view was too narrow.
The professor then turned to the fourth student and asked:
+ Why did you leave your paper blank?
– Mr. Professor, at first, I also had a tendency to give a list of things I didn’t like. But I startled…
+ Why did you startle?
– Please allow me to come in front of everyone. It’s easier for me to talk.
Then he limped over with difficulty to the teacher’s platform. He graciously greeted everyone with a friendly smile. People saw burnt marks on half of his face. He began to speak:
– When I was young, my parents would work on the farm far from home. My sister and I were home. One day my sister was cooking when the house caught fire and was burnt to the ground. As you see, I was badly burned and the marks are still on my face. When I was seven, my dad passed away. So I had to go around the local markets to sell lottery tickets (very poor job) to help my mom earn a living. Then a few years ago, on the way home from church, a drunk driver hit me and made me a lame since. Now when it is cold, I feel a lot of pain in my leg. Recently, I must confess, I have been in love with a girl, but with my condition, how could I ever match her?
The room was crowded. His voice was quite soft but everyone heard clearly what he was saying because a great silence penetrated the room.
+ But why didn’t you write these down on your paper?
– No, because I startled. I startled when I unexpectedly recalled the words of my friend in the church last Sunday. He told his poor friends: “Blessed are you.” This made me stop and think. Then I realized that, in order to prove that I am truly miserable, I must prove that I have nothing to make me happy.
Everyone listened attentively. The professor raised his voice:
+ Great! Sorry I am not a Christian, so please let me ask about your some friend there. What did he exactly say that changed your way of viewing things?
– My friend’s name is Jesus. He says: “Blessed are your eyes because they see what they are seeing, and your ears because they hear what they are hearing. For truly I tell you, many people longed to see what you see but did not see it, and to hear what you hear but did not hear it.” (Mt 13:16-17) At that moment, I began to hear and see lots of good things in my life. I have my mom and my sister. Our home, though not rich, is warmhearted. I have feelings. I have generosity. I have a conscience. I have friends to talk to. I have many people who pray for me. I have a chance to go to school. I have intelligence to discover that good can come out of bad, meaning there is grace in a plight. For example, since I grew up in difficulty, I learned to sympathize more easily with the poor. Since I am handicapped, I understand the pain of others. Since I see that I am limited, I put more trust in God. Ah, each weenkend, I have an opportunity to go to church with my mom and sister and many neighbors to listen to God’s word. Fantastic! You see, I have so much to be happy.
+++
My dear friend, if you share the view of the fourth student, I’d like to invite you to go back to the word of Jesus when he says that the disciples are blessed. Compared with them, we may be even more blessed because we may have heard and seen more. Among the blessings mentioned by this student, I’d like to contemplate more on the blessing of knowing God and God’s word. Although I am still ‘young’, I have had opportunities to listen to different people who confided in: “Without God’s presence, I don’t know how I would be when landing in an impasse. Without God’s guidance, I don’t know what to do when life gets heavy, when I am lonely, lost, burdened, discouraged, etc. Having experienced many ups and downs, I realize that the greatest blessing to me is to know God.”
Yes, knowing God is a wonderful treasure. As for me, I can only say that I am like today is thanks to knowing God, being guided by God’s word although many times I am not faithful, not listening to Him or cooperating with His grace. He knows all my limitations and sins, but never abandons me. Once I know Him and experience His loving company in my life, I will never be foolish to leave Him.
I’d like to quote this following message as a way to temporarily conclude this reflection:
“For just as from the heavens the rain and snow come down
And do not return there till they have watered the earth, making it fertile and fruitful,
Giving seed to him who sows and bread to him who eats,
So shall my word be that goes forth from my mouth;
It shall not return to me void, but shall do my will, achieving the end for which I sent it.” (Isaiah 55:10-11)
And, one of my favorite biblical passages is: “Come to me, all you who labor and are burdened, and I will give you rest.” (Mt 11:28)
Joseph Viet, O.Carm.