CẦU NGUYỆN LÀ THƯỜNG XUYÊN TIẾP XÚC THÂN HỮU TRỰC DIỆN VỚI ĐẤNG MÀ MÌNH BIẾT YÊU THƯƠNG MÌNH
ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI
CHÂN DUNG THÁNH NỮ TERESA D’AVILA:
Anh Chị Em thân mến,
trong chương trình các Bài Gíao Lý, mà tôi đã muốn dành riêng để nói đến các Gíao Phụ, các khuôn mặt thần học cao cả và các phụ nữ thời Trung Cổ, tôi đã có dịp dừng lại đề cập đến một vài Thánh Nam và Thánh Nữ, đã được tuyên xưng là Tiến Sĩ Gíao Hội do học thuyết của các vị.
Hôm nay tôi muốn được khởi đầu một chuổi ngắn các buổi gặp gỡ để hoàn tất trình bày các Tiến Sĩ Gíao Hội. Và tôi khởi đầu với một vị Thánh Nữ tiêu biểu cho một trong các vị ở vào vị trí thượng đỉnh đời sống thiêng liêng của mọi thời đại: đó là Thánh Nữ Teresa d’Avila (còn gọi là Thánh Nữ Teresa của Chúa Giêsu).
1 – Sinh ra ở Avila, Tây Ban Nha, năm 1515, với tên họ là Teresa de Ahumana.
Trong quyển tiểu sử, chính Teresa đã đề cập đến một vài điều cá biệt về thời niên thiếu của nàng: được sinh ra bởi “ song thân đạo đức và kính sợ Chúa “, trong một gia đình đông đúc, với chín người anh trai và ba chị em gái.
Lúc còn thơ ấu, vừa mới 9 tuổi, cô đã có dịp được đọc về đòi sống của một vài vị tử đạo, gợi ý cho cô cũng muốn được tử đạo, đến nỗi bất thần cô trốn bỏ gia đình để được tử đạo và lên trời (cfr. Vita I, 4): “con muốn thấy Chúa ” cô bé nói với song thân mình.
Một vài năm sau, Teresa nói về những lần đọc sách thời thơ ấu của mình và xác nhận rằng mình đã khám phá ra chân lỳ, có thể lượt tóm trong hai nguyên tắc căn bản:
– về một phía: “tất cả những gì thuộc về thế gian nầy đều sẽ qua đi “,
– phía bên kia: “chỉ có Chúa hiện hữu luôn luôn, luôn luôn và luôn luôn”,
Đó là chủ đề được nàng lấy lại trong bài thơ rất thời danh :
– “ Không có gì làm cho anh phải băn khoăn, không có gì anh phải khiếp đảm, mọi chuyện điều sẽ qua đi. Chỉ có Chúa không thay đổi. kiên nhẫn sẽ đạt được tất cả. Ai có được Chúa, không thiếu gì hết. Chỉ có được Chúa đủ rồi “.
Teresa mồ côi mẹ lúc 12 tuổi, cô xin Đức Trinh Nữ Chí Thánh làm mẹ mình (cfr. Vita 1, 7).
Nếu trong lúc thiếu thời việc đọc các sách đời làm cho nàng lo ra xao lãng, sống một cuộc sống thế trần, thì kinh nghiệm như là nữ sinh của các nữ tu dòng Thánh Maria Ân Phúc (Santa Maria delle Grazie) ở Avila và việc năng đọc các sách thiêng liêng, nhứt là các sách cổ điển về đời sống thiêng liêng dòng Phanxicô, dạy cho nàng tập trung chú ý và cầu nguyện.
Năm 20 tuổi, Teresa vào tu viện dòng kín Carmelitano Chúa Nhập Thể (Carmelitano dell’Incarnazione ), vẫn ở Avila, hội nhập vào đời sống tôn gíao với tên là Teresa của Chúa Giêsu.
Ba năm sau Teresa bị đau nặng, đến nỗi bị hôn mê đến bốn ngày, có vẻ như đã chết (cfr. Vita 5, 9).
Trong lúc chiến đấu chống lại các cơn bệnh hoạn của mình vị Thánh Nữ thấy trận chiến đấu chống lại các sự yếu đuối và cố gắng sống còn là đáp ứng lại lời kêu gọi của Chúa:
– “Tôi ao ước được sống còn – Teresa viết – bởi vì tôi biết chắc rằng không phải tôi đang sống, mà tôi đang chiến đấu chống lại một bóng tối của sự chết, và tôi không có ai cho tôi sự sống, ngay cả tôi cũng không thể tự mình chiếm lấy được, và Đấng có thể ban đời sống cho tôi, Người có lý để không tiếp cứu tôi, bởi vì biết bao nhiêu lần tôi đã ngảnh mặt đi đối với Người, và tôi đã rời bỏ Người” (Vita 8, 2).
Năm 1541 Teresa mất đi sự gần gũi của các người thân: người cha chết đi và tất cả anh em, hết người nầy đến người khác, đều di cư sang Mỹ Châu.
Vào Mùa Chay 1554, lúc 39 tuổi, Teresa đạt đến thượng đỉnh cuộc chiến đấu của mình, chống lại các sự yếu hèn. Cuộc khám phá ra tuợng “Chúa Kitô đang khóc ngất” đánh dấu sâu đậm đời của Teresa (cfr. Vita 9).
Vị Thánh Nữ trong khoản thời gian đó tìm gặp được sự cảm nhận đồng thuận sâu đậm với Thánh Augustino của các “ Confessioni” (Các Lời Thú Nhận), như Thánh Nữ đã viết lên, đó là ngày quyết định cuộc kinh nghiệm bí nhiệm của mình:
– ” Sự việc xảy ra…là bất thần tôi cảm nhận được sự hiện diện của Chúa, mà không thể nào tôi có thể nghi ngờ được rằng Chúa đã hiện diện trong tôi và tôi hoàn toàn được Chúa hấp thụ” (Vita 10, 1).
2 – Song song với việc trưởng thành đời sống nội tâm, Thánh Nữ bắt đầu khai triển thực tế lý tưởng canh tân Dòng Carmelitano.
Năm 1562 Thánh Nữ thiết lập tại Avila, cùng với sự hổ trợ của Đức Gíam Mục của thị xã, Đức Cha Alvaro de Mendoza, dòng Carmelitano canh tân đầu tiên. Không lâu sau đó, Teresa cũng nhận được sự đồng thuận của Bề Trên Tỉnh Dòng, Cha Giovanni Battista Rossi.
Trong những năm kế tiếp, Thánh Nữ tiếp tục thiết lập các tu viện Carmelitano mới, với tất cả là 17 tu viện.
Điều quăn trọng căn bản là cuộc gặp gỡ với Thánh Gioan Thánh Gía (Giovanni della Croce), mà cùng chung với ngài, năm 1568, Thánh Nữ Teresa cũng thiết lập ở Duruelo, gần Avila, dòng đầu tiên các Thầy Carmelitani Đi Chân Không (Carmelitani Scalzi).
Năm 1580 Thánh Nữ Teresa được phép từ Roma để nâng thành Tỉnh Dòng Tự Lập các tu viện Carmelitani canh tân của mình, nơi xuất xứ của Dòng Các Tu Sĩ Carmelitani Đi Chân Không.
Teresa kết thúc cuộc sống trần thế của mình, chính trong lúc Thánh Nữ đang dấn thân trong động tác thiết lập. Thật vậy, năm 1582, sau khi thiết lập tu viện Carmelo ở Burgos và đang thực hiện chuyến đi trở về Avila, Thánh Nữ mất đi đêm 15 tháng 10 ở Alba de Tormes, trong lúc miệng còn khiêm nhường thốt lên hai lời phát biểu
– “Sau cùng, tôi chết đi như là con cái của Gíao Hội “.
– ” Đã đến giờ rồi, hỡi vị Hôn Phu của em, để chúng ta thấy được nhau “.
Một cuộc sống được tiêu hao trong nội địa Tây Ban Nha, nhưng là cuộc sống được dùng để phục vụ cho cả Gíao Hội.
Teresa được Đức Gíao Hoàng Phaolồ V phong chân phước năm 1614 và được Đức Gregorio XV phong thánh năm 1622, được công bố là Tiến Sĩ Gíao Hội bởi Người Đầy Tớ Chúa Phaolồ VI năm 1970.
Thánh Nữ Teresa không có một nền học vấn hàn lâm viện, nhưng Thánh Nữ luôn luôn thu thập làm gia sản các lời dạy bảo của các nhà thần học, các nhà trí thức và các vị sự phụ đời sống thiêng liêng.
Như là nữ văn sĩ, Thánh Nữ luôn luôn trung thành với những gì mà chính cá nhân mình đã sống và đã thấy được nơi kinh nghiệm của những người khác (cfr. Prologo al Cammino di Perfezione ), có nghĩa là bắt đầu từ kinh nghiệm.
Teresa có dịp tương giao thân hữu thiêng liêng với nhiều Đấng Thánh, nhứt là với Thánh Gioan Thánh Gía (Giovanni della Croce), Đồng thời Thánh Nữ cũng nuôi dưỡng mình bằng cách đọc sách vở của các Gíao Phụ, như của Thánh Girolamo, Thánh Gregorio Cả, Thánh Augustino.
Giữa những tác phẩm quan trọng của Thánh Nữ, chúng ta nên nhớ đến quyển tiểu sử, được đề tựa là Sách Của Đời Sống (Libro della Vita), mà Thánh Nữ gọi là “Sách Về Các Lòng Nhân Hậu của Chúa” (Libro delle Misericordie del Signore). Quyển sách được viết ra trong tu viện Carmelo ở Avila, năm 1565, nói đến con đường tiểu sử và thiêng liêng, được viết ra, như chính Teresa đã xác nhận, để đặt tâm hồn mình trước sự phán định của “Vị Thầy của các vị thầy thiêng liêng”, tức là Thánh Gioan d’Avila. Mục đích là để nói lên sự hiện diện và động tác của Chúa nhân từ trong cuộc sống mình. Bởi đó tác phẩm thường chứa đựng cuộc đối thoại cầu nguyện với Chúa.
Đây là một bản văn làm cho ai đọc cũng cảm thấy thích thú, bởi vì Vị Thánh Nữ không những kể lại, mà còn cho thấy chính mình đang sống kinh nghiệm sâu đậm của mối tương quan mình với Chúa.
Năm 1566, Teresa viết “Con Đường của Sự Trọn Hảo” (Cammino di Perfezione), được Teresa gọi là “Những Lời Cảnh Báo và Khuyên Bảo mà Teresa của Chúa Giêsu trao cho các nữ tu của mình” (Ammonimenti e consigli che dà Teresa di Gesù alle sue monache). Những người được Teresa chú ý gởi đến cho là mười hai nữ tu nhà tập tu viện Carmelo Thánh Giuse ở Avila. Teresa đề nghị với các chị một chương trình đầy cường độ về đời sống suy niệm để phục vụ Gíao Hội, được đặt nền tảng trên các nhân đức Phúc Âm và lời cầu nguyện. Giữa những đoạn quý gía nhứt là đoạn chú giải Kinh Lạy Cha, là khuôn mẫu để cầu nguyện.
Tác phẩm bí nhiệm nổi tiếng nhứt của Thánh Nữ Teresa là ” il Castello interiore” (Ngôi Lâu Đài nội tâm ), được viết ra năm 1577, khi Thánh Nữ đã hoàn toàn trưởng thành.
Đây là những gì Thánh Nữ đọc lại cho chúng ta con đường đời sống thiêng liêng của chính mình và, đồng thời, cũng là những điều khoản chỉ dẫn tiến trình có thể cuộc sống Kitô gíao tiến đến hoàn hảo, thánh thiện, dưới động tác của Chúa Thánh Thần.
Để diễn tả điều đó, Teresa liên tưởng đến cấu trúc của một ngôi lâu đài có bảy phòng, như là hình ảnh nội tâm của con người, đồng thời bằng cách giới thiệu hình ảnh biểu tượng của con tằm tái sinh lại thành con bươm bướm, để nói lên cuộc chuyển hoá từ tự nhiên đến siêu nhiên.
Vị Thánh Nữ múc lấy cảm hứng của mình trong Thánh Kinh, nhứt là trong sách Diễm Ca (Cantico dei Cantici ), với biểu tượng cuối cùng của “đôi Hôn Nhân”, cho phép Thánh Nữ diễn tả lên, trong căn phòng thứ bảy, thượng đỉnh của đời sống Kitô hữu trong bốn phương diện: Chúa Ba Ngôi Luận, Kitô Luận, Nhân Chủng Luận và Gíao Hội Luận.
Liên quan với công trình sáng lập viên các tu viện Carmeli canh tân, Teresa dành cho quyển “Quyển sách của các cuộc thiết lập” (il Libro delle fondazioni ), được viết ra giữa năm 1573 và 1582, trong đó Teresa đề cập đến đời sống của nhóm tu sĩ đang nảy sinh. như trong tiểu sử, những gì tường thuật lại là tường thuật nhằm làm sáng tỏ nhứt là động tác của Chúa trong công trình thiết lập các tu viện mới.
3 – Không phải dễ dàng gì tóm lượt lại trong một ít dòng đời sống thiêng liêng sâu thẩm và mạch lạc đươn kết nhau của Thánh Nữ Teresa.
Tôi muốn được đề cập đến một vài điểm chính yếu.
a) Trước hết, Thánh Nữ Teresa đưa ra những nhân đức Phúc Âm như là nền tảng của đời sống Kitô hữu và con người,
– đặc biệt là tinh thần tách rời khỏi của cải hay khó nghèo Phúc Âm. Điều vừa kể có liên quan đến tất cả chúng ta.
– Cũng vậy, tình yêu thương của người nầy đối với người kia là yếu tố chính yếu của cuộc sống cộng đồng và xã hội;
– lòng khiêm nhường như là lòng yêu mến sự thật,
– thái độ xác quyết thực hiện như là hậu quả của lòng can đảm Kitô gíao;
– niềm hy vọng nơi Chúa, được diễn tả như là sự khao khát nước hằng sống.
b) Kế đến, Thánh Nữ Teresa đề nghị phải có lòng đồng thanh hợp ý với các đại nhân vật trong Thánh Kinh và biết sống động lắng nghe Lời Chúa. Thánh Nữ cảm thấy mình có cùng một tâm thức, tình cảm với
– vị hôn thê trong sách Diễm Ca
– và với Thánh Phaolồ,
– ngoài tâm thức, tình cảm đối với Chúa Giêsu Khổ Nạn và Chúa Giêsu Thánh Thể.
c) Sau đó Thánh Nữ cũng nhấn mạnh cầu nguyện là điều chính yếu biết bao: cầu nguyện, Thánh nữ nói, “có nghĩa là thường xuyên tiếp xúc thân hữu trực diện, bởi vì chúng ta thường lui tới trực diện với Đấng mà chúng ta biết là Người thương yêu chúng ta.” (Vita 8, 5).
Tư tưởng của Thánh Nữ Teresa trùng hợp với định nghĩa của Thánh Tôma Aquino về tình yêu thương đối với Chúa, như “amicitia quaedam hominis ad Deum” (một loại tình thân hữu của con người đối với Chúa), là Đấng trước tiên đã hiến tặng tình thân hữu của mình cho con người, sáng kiến phát xuất từ Chúa (cfr. Summa Theologiae II – II, 23, I).
Cầu nguyện là đời sống và triển nở dần dần, tương đương với sự tăng trưởng đời sống Kitô hữu:
– khởi đầu cầu nguyện bằng lời nói,
– bước qua kế đến vào tiến trình nội tâm qua đông tác suy niệm và cầm lòng tập trung tâm trí,
để đạt đến hiệp nhứt yêu thương với Chúa Kitô và với Chúa Ba Ngôi Cực Thánh.
Dĩ nhiên đó không phải là một cuộc triển nở, trong đó bước lên những nấc thang cao hơn là bỏ đi thể thức cầu nguyện trước đó, mà là một bước tiến đến sâu đậm hơn trong mối tương quan với Chúa đang quấn lấy cuộc sống.
Hơn là một lớp sư phạm về cầu nguyện, con đường thiêng lieng của Thánh Nữ Teresa là cuộc hành trình bí nhiệm mà Thánh Nữ muốn dạy cách cầu nguyện cho những ai đọc các tác phẩm của mình, bằng chính Thánh Nữ cũng cùng cầu nguyện chung với họ. Thật vậy, rất thường, Thánh Nữ gían đoạn điều đang tường thuật hay trình bày để bậc lên những tâm tư cầu nguyện.
d) Một chủ đề khác Thánh Nữ cũng đặc tâm chú ý đó là bản tính nhân loại của Chúa Kitô.
Thật vậy, đối với Thánh Nữ Teresa, đời sống Kitô gíao là đời sống tương quan với Chúa Giêsu, đạt đến tuyệt đỉnh bằng việc hiệp nhứt với Người qua ân sủng, tình yêu và để bắt chước Người.
Từ đó Thánh Nữ cho biết điều quan trọng vai trò của suy niệm về cuộc Khổ nạn và về Thánh Thể, như là sự hiện diện của Chúa Kitô trong Gíao Hội, cho đời sống của mỗi tín hữu Chúa Kitô và như là tâm điểm của phụng vụ.
Thánh Nữ Teresa sống bằng một tình yêu vô điều kiện cho Gíao Hội, Thánh Nữ tỏ ra một tinh thần sống động thuộc về Gíao Hội “sensus ecclesiae ” trước những biến cố chia rẻ và đối chọi trong Gíao Hội thời đó.
Thánh Nữ canh tân Dòng Carmelitano với chủ ý phục vụ tốt đẹp hơn và bênh vực hữu hiệu hơn “Gíao Hội Công Gíao Roma”, và sẵn sàng hy sinh mạng sống mình vì Gíao Hội (cfr. Vita 33, 5).
e) Phương diện cuối cùng của học thuyết Thánh Nữ Teresa mà tôi muốn được nhấn mạnh, đó là sự hoàn hảo như là ước vọng và cùng đích của cả đời sống Kitô hữu.
Thánh Nữ có một tư tưởng rất rõ ràng về “sự hoàn hảo” của Chúa Kitô, mà người Kitô hữu sống. Vào phần cuối cùng của tiến trình trong “Castello interiore” (Lâu Đài nội tâm), trong “căn phòng cuối cùng”, Thánh Nữ Teresa diễn tả trạng thái hoàn hảo đó, được thể hiện trong cuộc sống trong Chúa Ba Ngôi, được hiệp nhứt với Chúa Kitô nhờ mầu nhiệm nhân tính của Người.
Anh Chị Em thân mến,
Thánh Nữ Teresa của Chúa Giêsu thật là một vị vị thầy của đời sống Kitô hữu, của các tín hữu ở mọi thời đại.
Trong xã hội của chúng ta, thường thiếu thốn các gía trị thiêng liêng, Thánh Nữ
– dạy chúng ta hãy là những nhân chứng cho Chúa không biết mỏi mệt, cho sụ hiện diện và cho động tác của Người,
– dạy chúng ta hãy thực sự cảm nhận được sự khao khát có được Chúa, là những gì hiện hữu sâu thẩm trong tâm hồn chúng ta, lòng khao khát thấy được Chúa, tìm kiếm Chúa, được đàm thoại với Người va trở thành bạn hữu của Người.
Đó là tình thân hữu cần thiết đối với mọi người chúng ta, mà chúng ta phải gắng công tìm kiếm ngày nầy qua ngày khác, luôn luôn lập lại.
Gương mẫu của vị Nữ Thánh nầy, với đời sống chiêm niệm sâu đậm và hoạt động hữu hiệu, thúc đẩy cả chúng ta mỗi ngày dành thời giờ chính đáng cho việc cầu nguyện, cho việc rộng mở mình ra với Chúa, cho con đường đi tìm Chúa, để thấy được Người, để gặp được tình thân hữu của Người và đó là đời sống, bởi vì nhiều người trong chúng ta có lẽ phải nói “tôi không sống, tôi không sống thực sự, bởi vì tôi không sống bản chất của đời sống tôi “.
Bởi đó thời gian để cầu nguyện không phải là thời gian bị mất đi, mà la thời gian trong đó con đường cho đời sống được mở ra, đưọc mở ra con đường để học hỏi nơi Chúa một tình yêu nồng nhiệt đối với Người, đối với Gíao Hội của Người và một lòng bác ái thực hữu đối với anh em chúng ta.
Cám ơn Anh Chị Em.
Phỏng dịch từ nguyên bản Ý Ngữ: Nguyễn Học Tập.
(Thông tấn www.vatican.va, 02.02.2011).