THÁNH INHAXIÔ ANKIÔKHIA
(50-107)
- Tiểu sử
– Không có một tài liệu nào ghi rõ về lý lịch của vị Thánh Giám
mục Inhaxiô Ankiôkhia. – Theo truyền thuyết:
+ Thánh nhân là môn đệ Thánh sử Gioan. + Thánh nhân là em bé đã được Chúa Giêsu ẵm bế đặt trước mặt các môn đệ, khi các trẻ nhỏ tới trò chuyện, quấy rầy Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã không ngăn cản chúng, nhưng Ngài liền gọi một em nhỏ đến, đặt vào giữa các ông và bảo: “Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời”( Mt 18,2 ).
+ Thánh nhân là cậu bé đã bán 5 chiếc bánh và 2 con cá để Chúa Giêsu làm phép lạ nuôi đám đông dân chúng ăn uống no nê trong Tin Mừng Matthêô (Mt 14,15-20).
=> Dù giả thuyết nào đi nữa, thánh Inhatiô đã sống hết mình với sứ mang ; của mình. Ngài có một lòng yêu mến Chúa Kitô đến say mê, luôn ước ao được chết vì Chúa, do đó người ta đã tặng thánh nhân danh hiệu “Đền thờ Thiên Chúa”.
Thánh Inhaxiô được tấn phong làm giám mục thành Ankiôkia (ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ), kế vị đức giám mục Êvôđa, dưới triều hoàng đế Trajanus. Ngài là vị giám mục thứ ba của thành Ankiôkia từ năm 70 đến năm 107.
– Khoảng năm 107, ngài bị bắt vì làm chứng cho đức tin và bị giải về Rôma bằng đường thủy (dưới triều hoàng đế Trajanus)[1]. Trong cuộc hành trình gian nan này, dù đi đến bất cứ nơi nào (thành phố Smyrna, thành Trọa, và Rôma), ngài cũng khuyên bảo, khích lệ các Kitô hữu và khẩn khoản nài xin họ cầu nguyện cho ngài được trung thành đến cùng. Tới Rôma, ngài bị tống ngục và chờ ngày đại lễ sẽ hành hình, để mua vui cho quần chúng.
– Theo truyền thuyết:
+ Đức giám mục Inhaxiô đã phải chịu rất nhiều nhục hình trước khi bị đưa ra cho thứ dữ dầy xéo.
+ Tới ngày đại lễ, thánh nhân với nét mặt tươi tỉnh, hiên ngang tiến ra công trường, để được chết vì Chúa Kitô. Ra tới công trường, ngài quay về phía dân chúng cao giọng nói lên lời: “Kính thưa toàn thể đồng bào, xin đồng bào đừng ngộ nhận tôi đây vì có trọng tội nên bị thú dữ dầy xéo. Không phải thế đâu, sở dĩ tôi bị thú dữ cắn xé là vì tôi muốn được kết hợp với Thiên Chúa”. Vừa dứt lời, đoàn sư tử hùng hổ lao đến thánh nhân. Nghe tiếng sư tử gầm thét tiến gần đến mình, ngài kêu lớn tiếng: “Tôi là hạt lúa mì của Thiên Chúa. Tôi muốn được nghiền nát dưới nanh vuốt thú dữ để trở nên bánh tinh tuyền dâng tiến Chúa Kitô”. Khi bị đoàn sư tử cắn xé, ngài luôn miệng kêu tên Giêsu.
– Các Kitô hữu đã thu lượm xương thánh nhân đưa về an táng ở ngoại ô thành Rôma. Đến thời hoàng đế Thêôđô trẻ (Thédode le Jeune), giáo đoàn Ankiôkia rước xương thánh đó về Ankiôkia cách rát trọng thể (diễn hành theo những con đường thánh nhân đã đi về Rôma chịu tử đạo).
– Ngày mừng kính hằng năm: 17/10 II. Tác phẩm
– Các tác phẩm của Thánh Inhaxiô được viết khi thánh nhân bị áp giải từ Ankiôkhia đến Rôma. Những lá thư của ngài (7 lá thư) nói lên tình yêu nồng nàn với Đức Kitô và ưu tư của ngài về sự hiệp nhất của cộng đoàn dưới sự lãnh đạo của vị giám mục.
+ Bốn lá thư được viết ở thành Smyrna:
- Thư gửi cho tín hữu Êphêsô.
- Thư gửi cho tín hữu Manhêsia.
- Thư gửi cho tín hữu Trali.
- Thư gửi cho tín hữu Rôma.
+ Ba lá thư được viết ở thành Troat
- .Thư gửi cho tín hữu Philadelphia.
- Thư gửi cho tín hữu Smyrna.
- Thư gửi cho Pôlicarpô.
– Các thư của Inhaxiô là viên ngọc quý của văn chương Kitô giáo, một trong những yếu tố quan trọng nhất của lịch sử cổ đại, chứa nhiều thông tin về đời sống của các Giáo Hội.
– Tư tưởng chủ chốt của ngài là sự hiệp nhất:
+Sự hiệp nhất của Thiên Chúa Ba Ngôi: với thánh Inhaxiô, sự hợp nhất trước hết là một ưu phẩm của Thiên Chúa vì Người hiện hữu như là Ba Ngôi, nhưng lại chỉ là Một Thiên Chúa trong sự duy nhất tuyệt đối. Thánh nhân nhắc đi nhắc lại Thiên Chúa là duy nhất và chỉ nơi Thiên Chúa sự hiệp nhất mới ở trong tình trạng tinh khôi và nguyên tuyền. Sự hiệp nhất mà người Kitô hữu mang đến cho thế giới hôm nay không gì hơn là bản mô phỏng càng giống với nguyên mẫu của Thiên Chúa càng tốt.
+Sự hiệp nhất của Đức Kitô (thiên tính và nhân tính): Đối với Inhaxiô, Đức Kitô tiên vàn là Đấng mà ngài sống với, và là Đấng Ngài đi xuyên qua cái chết. Các bức thư không khai triển một Kitô học trừu tượng, nhưng là một xác tín: Không có Kitô Giáo nếu không có Đức Kitô, Tôn sư duy nhất của ta, Đấng Cứu Thế duy nhất của ta, sự sống của ta, khuôn mẫu của ta, niềm hi vọng, niềm vui của ta. “Làm sao chúng ta có thể sống mà không có Ngài?” (Thư gửi người Magnésie 9,3). Niềm tin, niềm hi vọng, đời sống Kitô hữu, tất cả đều dựa trên mầu nhiệm Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Thiên Chúa làm người, đã chết và đã sống lại.
Ở đây, chúng ta đụng đến một trong những lệch lạc cổ nhát xua về Đức tin và về linh đạo Kitô giáo: khuynh hướng giảm nhẹ thực tại, Nhập thể, xác phàm của Đức Kitô, những đau khổ và cái chết của Ngài, tin rằng có như thế thần tính của Ngài mới được bảo toàn hơn. Để chống lại quan niệm như thế, các Thư đã đưa ra một quan niệm rất xác thực về Nhập thể, xác nhận tầm quan trọng của cả thần tính lẫn nhân tính Đức Kitô, của tính siêu việt lẫn tính lịch sử của Ngài, như là nền tảng của tất cả mầu nhiệm Kitô Giáo, bằng những công thức báo trước các công thức của những bản tuyên tín sau này.
Thư gửi các tín hữu ở Trali 9-10: “Anh em đừng nghe gì khi người ta nói với anh em ngoài Đức Giêsu Kitô, thuộc dòng dõi Đavid, sinh bởi Đức Maria, đã thực sự được sinh ra, đã ăn và đã uống, đã thực sự chịu khổ hình dưới thời Phongxiô Philatô, đã thực sự bị đóng đinh và đã chết trước mắt mọi loài trên trời, dưới đất; trong âm phủ, Ngài cũng đã sống lại từ trong kẻ chết. Chúa Cha, Đấng đã cho Người sống lại, thì cũng chính Người sẽ cho chúng ta sống lại trong Đức Giêsu Kitô, giống như Ngài, chúng ta, những kẻ tin vào Ngài và ngoài Ngài ra chúng ta không có sự sống đích thực. Bởi chưng, nếu như một số người vô thần, nghĩa là những kẻ vô tín nói, Người chỉ đau khổ bề ngoài – chính họ nữa cũng chỉ hiện hữu bề ngoài- thì tôi, tại sao tôi lại bị xiềng xích? Tại sao tôi lại mong chiến đấu chống lại thú dữ? Vậy tôi chết cách luống công vô ích sao? Và như thế tôi nói dối chống lại Chúa sao!”
Thư gửi Giáo Hội ở Smyrne 1,3: “Tôi chúc tụng Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa, Đấng đã làm cho anh em nên khôn ngoan đến thế. Quả tôi nhận thấy rằng anh em đã thành toàn trong một đức tin không lay chuyển, như thể xác thịt và thần trí anh em đã được đóng đinh vào Thập giá của Chúa Giêsu Kitô, được thiết lập vững chãi trong đức ái nhờ máu Đức Kitô, được xác tín vững vàng về Chúa chúng ta, Đấng thực sự thuộc dòng dõi Đavit theo xác thịt, là Con Thiên Chúa theo thánh ý và quyền năng của Thiên Chúa, đã sinh ra thực sự từ một Trinh Nữ, đã chịu phép rửa bởi Gioan ngõ hầu, nhờ Người, tất cả công lý được hoàn tất, đã thực sự bị đóng đinh trong thân xác của Người vì chúng ta, dưới thời Phongxiô Philatô và quận vương Hérodé. Chính nhờ hoa trái và cuộc khổ nạn vinh phúc thần linh của Người mà chúng ta sống- hầu giương cao ngọn cờ của Người qua muôn đời muôn thuở, nhờ cuộc phục sinh của Người, cho các thánh, các tín hữu đến hoặc từ dân Do Thái hoặc từ các dân nước, trong thân mình duy nhất của Hội Thánh Người”.
+Sự hiệp nhất của người Kitô hữu với Đức Kitô (nền tảng của đời sống thiêng liêng):
Thư gửi tín hữu Philadelphia 8: “Tôi khuyên anh em hãy làm theo giáo huấn của Đức Kitô chứ đừng làm bất cứ điều gì theo óc tranh giành cãi cọ. Tôi đã nghe có những người nói: Nếu tôi không tìm thấy điều đó trong sách (Cựu Ước) thì tôi cũng chẳng tin điều đó trong Phúc Âm. Và khi tôi nói với họ: Điều đó đã được viết, thì họ đáp: Đây mới là vấn nạn. Đối với tôi, Sách của tôi chính là Đức Giêsu Kitô; sách của tôi là bất khả xâm phạm, đó là thập giá của Ngài cái chết và sự phục sinh của Ngài, là đức tin đến từ Ngài; chính trong điều đó mà tôi khao khát được công chính hóa, nhờ lời cầu nguyện của anh em”.
Thư gửi tín hữu Manhêsia 8: “Khi biết đức ái của anh em, theo như Thiên Chúa muốn, hòa hợp với nhau cách hoàn hảo, tôi thật vui mừng và tôi quyết định gửi lời đến anh em trong niềm tin vào Đức Giêsu Kitô. Được vinh hạnh về một danh hiệu xứng với Thiên Chúa, và trong những (xiềng xích) mà tôi mang đi khắp nơi, tôi ca ngợi các Giáo Hội; tôi cầu chúc cho các Giáo Hội đó được sự kết hợp giữa xác thịt và thần khí của Đức Giêsu Kitô, sự sống muôn đời của chúng ta, sự kết hợp giữa đức tin và đức ải, là điều không gì đáng mong ước hơn và điều còn quan trọng hơn nữa: sự kết hợp giữa Đức Giêsu và Chúa Cha, trong Ngài chúng ta sẽ chống đỡ được mọi đe dọa của đầu mục thế gian này: chúng ta sẽ thoát khỏi và sẽ đạt tới Thiên Chúa”.
+ Sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu trong Giáo Hội:
Với Giám mục, linh mục, phó tế: sau khi khuyên bảo cộng đoàn Smyma: “Không ai được làm bất cứ điều gì liên quan đến Giáo Hội mà không có Giám mục”, thánh nhân giãi bày tâm tư với Polycarpo rằng: “Tôi trao tặng cuộc đời tôi cho những ai vâng phục
giám mục, các linh mục, và phó tế, và cùng với họ, tôi sẽ giành được phần thưởng của mình trong Chúa! Cùng nhau làm việc, cùng nhau phấn đấu, cùng nhau chạy, cùng nhau chịu đau khổ, cùng nhau ngủ, và cùng nhau tỉnh thức như những người quản gia, cộng sự viên và tôi tớ của Thiên Chúa”.
Vai trò của hàng phẩm trật và các tín hữu không thể đối nghịch nhau. Đồng thời, sự bền chặt trong tình hiệp thông giữa các tín hữu với các mục tử là điều được thánh nhân nhắc đi nhắc lại qua những hình ảnh và sự so sánh độc đáo như: đàn hạc, đàn dây, ngữ điệu, buổi hòa nhạc, bản giao hưởng. Vai trò đặc biệt của các giám mục, linh mục và phó tế trong việc xây dựng cộng đoàn thật quá rõ ràng.
Chẳng hạn như thánh nhân viết cho các tín hữu Êphêsô: “Thật hợp lẽ khi anh chị em thuận theo giám mục của mình, điều mà anh chị em vẫn thường làm. Vì đoàn linh mục của anh chị em, đúng với danh xưng, xứng đáng với Thiên Chúa, thì phải hòa hợp với vị giám mục của mình như dây đàn với chiếc đàn” (4,1-2).
Với các Kitô hữu: Đây là chủ đề nổi bật trong các bức thư, được ngài nhấn mạnh bằng những từ “nên một”, “độc nhất”. “kết hợp”. Theo Ignace Giáo Hội là sự kết hợp, hiệp nhất, đồng tâm, một Agapé (Đức Ái). Đó là điều Thiên Chúa và Đức Kitô muốn, và tất cả đều đặt nền tảng trên Thiên Chúa và Đức Kitô.
“Nên một” như lời thánh nhân viết cho cộng đoàn Manhêsia, một hình thức cô đọng lời cầu nguyện của Đức Giêsu trong Bữa Tiệc Ly: “Một lời khẩn cầu, một tâm trí, một niềm hy vọng trong tình yêu…. Vì vậy, tất cả hợp nhất với nhau trong một đền thờ của Thiên Chúa, trong một Bàn thờ, hiệp nhất trong một Đức Giêsu Kitô, Đấng phát xuất từ Chúa Cha và cũng làm một với Người” (7,1-2).
“Kết hợp” như lời thánh nhân viết cho cộng đoàn Êphêsô: “Anh em, mỗi người và từng người, hãy làm nên một ban hợp xướng, để trong sự hòa điệu các thanh âm của anh em, khi bắt theo cung giọng của Thiên Chúa trong hiệp nhất, nhờ Đức Giêsu Kitô, anh em cất lên, bằng cùng một tiếng hát, một thánh thi dâng lên Chúa, ngõ hầu Người lắng nghe anh em và nhìn nhận anh em, nhờ những việc lành anh em làm, như là chi thể Con của Người. Vì thế, thật ích lợi cho anh em, nếu anh em ở trong sự hiệp nhất vô phương trách cử hầu mãi mãi được thông dự vào Thiên Chúa”.
Thánh Inhaxiô là người đầu tiên trong nền văn chương Kitô giáo gián cho Giáo hội phẩm tính “Công giáo” nghĩa là phổ quát, do sự hiệp thông giữa các Giáo Hội với nhau, một sự kết hợp vừa thần bí vừa luân lý, được ban trong Đức Kitô và trong Thần Khí, đồng thời là đối tượng của một nỗ lực không ngừng. Thánh nhân viết: “Ở đâu có Đức Giêsu Kitô, ở đó có Giáo hội Công Giáo” (Thư Smyrna 8,2). Và đúng với tinh thần phục vụ sự hiệp nhất đối với Giáo hội Công giáo, cộng đoàn Kitô hữu Rôma đã thực thi quyền tối thượng trong đức ái: “Giáo hội được khai sinh bởi Đức Kitô và bởi Chúa Cha thống lãnh trong vùng đất của người Rôma, xứng đáng thuộc về Thiên Chúa, xứng đáng được kính trọng, xứng đáng được hưởng niềm hạnh phúc lớn lao nhất…. và là nơi hướng dẫn tình yêu” (Thư Rôma, lời tựa). III. Đời sống tâm linh của thánh Inhaxiô dựa trên các thư trong các thư của thánh Inhaxiô gởi cho các giáo đoàn và cho thánh Pôlicarpô, chúng ta thấy thánh nhân dạy bảo và khuyên nhủ người đọc cũng lặp đi lặp lại những vấn đề chính yếu. Đây không phải là một sự thiếu ý tưởng và lẫn lộn, nhưng có chủ ý nhấn mạnh những điều cần thiết quan trọng trong đời sống của các giáo đoàn thời sơ khai, đặc biệt trong bối cảnh chính trị xã hội, văn hóa và tôn giáo lúc bấy giờ. Dưới cương vị là Giám mục của Antiôkhia, thánh Inhaxiô không những chỉ dạy những điều thuần lý. Những chỉ dẫn này chắc hẳn là những tinh hoa đã được chiêm niệm và sống của cả một quảng đời theo chân các Tông đồ học về và sống với Đức Kitô, cụ thể trong chính cộng đoàn của ngài. Dưới đây là những tổng kết từ những bức thư của thánh nhân. Chính kinh nghiệm đường thiêng em, nếu anh em trong sự hiệp nhất vô phương trách cứ mãi được thông dự Thiên Chúa”.
Thánh Inhaxiô là người đầu tiên trong nền văn chương Kitô cho Giáo hội phẩm tính “Công giáo” nghĩa lả phổ quát, do thông giữa các Giáo Hội với nhau, một kết hợp vừa luân được ban Đức Kitô đồng tượng của lực ngừng. Thánh nhân viết: “Ở Đức Giêsu Kitô, ở có Giáo hội Công (Thư Smyrna đúng với tinh thần phục vụ sự hiệp nhất đối Giáo hội cộng đoàn Kitô hữu Rôma thực thi quyền ái: “Giáo khai sinh Đức Kitô và bởi Chúa trong vùng đất của người Rôma, xứng thuộc Chúa, xứng đáng được kính trọng, xứng được phúc lớn lao nhất…. và nơi hướng dẫn tình yêu” (Thư sống tâm linh của thánh Inhaxiô dựa trên các thư cho giáo đoàn và cho Pôlicarpô, chúng thấy thánh nhân nhủ đọc cũng đi lặp những chính yếu. Đây không sự thiếu tưởng và lẫn lộn, nhưng có chủ nhấn mạnh điều thiết quan trọng trong đời sống của các giáo đoàn khai, đặc biệt trong bối cảnh chính xã hội, văn hóa và tôn bấy Dưới cương vị Giám mục của Antiôkhia, thánh không những chỉ dạy những điều thuần lý. Những chỉ dẫn hẳn là những tinh hoa được chiêm niệm sống của đời chân các Tông đồ học với Đức Kitô, trong chính cộng đoàn của ngài. Dưới đây là những tổng kết bức thư của thánh nhân. Chính kinh nghiệm đường thiêng liêng của thánh nhân, cũng là bài học kinh nghiệm cho đường thiêng liêng của chính chúng ta, những người muốn trở nên giống Đức Kitô.
- Sống tinh thần hiệp nhất trong cộng đoàn, trong Giáo hội và với Đức Kitô.
Thánh nhân nhắn nhủ cộng đoàn những điều này trước tiên bắt nguồn từ chính tâm tình yêu mến của thánh nhân dành cho cộng đoàn và Giáo hội, nơi mà chính thánh nhân đã sống và thực thi sứ vụ của mình; thứ đến có thể do từ trong cộng đoàn của ngài, cũng như những cộng đoàn tín hữu khác, những mầm mống chia rẽ đã xuất hiện và đe dọa cộng đoàn.
Thánh nhân thích diễn tả sự hiệp nhất trong cộng đoàn dựa theo mầu nhiệm ngôi hiệp, diễn tả bằng sự hòa điệu trong âm nhạc, từ đó khuyên các tín hữu hiệp thông trong chính thể xác và tinh thần, hiệp thông với đức Giám mục, linh mục và phó tế.
I have therefore taken upon me first to exhort you that ye would all run together in accordance with the will of God. (Lett. Eph, III, 4)[2]
Vì thế, trước hết tôi tự thấy mình có bổ phận nhắn nhủ anh em rằng tất cả anh em cùng nhau tiến tới trong sự phù hợp với thánh ý Thiên Chúa.
It is profitable, therefore, that you should live in an unblameable unity, that thus ye may always enjoy communion with God. (Lett. Eph, IV, 4)
Vì thế, lợi ích biết bao nếu anh em sống trong một sự hợp nhất không thể chê trách được, vì vậy anh em có thể luôn vui mừng thông hiệp với Thiên Chúa.
Continue in harmony among yourselves, and in prayer with one another; for it becomes every one of you, and especially the presbyters, to refresh the bishop, to the honour of the Father, of Jesus Christ, and of the apostles. (Lett. Tra. XII, 3)
Hãy tiếp tục hòa hợp với nhau và cầu nguyện với nhau; vì điều đó trở thành từng người trong anh chị em, và đặc biệt là các những linh muc, , để làm mới Giám mục, để tôn vinh Chúa Cha, của Chúa Giêsu Kitô và các Tông đồ.
I therefore did what belonged to me, as a man devoted to unity. For where there is division and wrath, God doth not dwell. To all them that repent, the Lord grants forgiveness, if they turn in penitence to the unity of God, and to communion with the bishop. (Lett. Phi. VII, 7-8)
Vì vậy, tôi đã làm những gì thuộc về mình, với tư cách là một người cống hiến cho sự hợp nhất. Vì nơi nào có sự chia rẽ và thịnh nộ, thì Thiên Chúa không ngự trị. Đối với tất cả những ai ăn năn, Chúa sẽ ban ơn tha thứ, nếu họ sám hối với sự hiệp nhất của Thiên Chúa, và hiệp thông với Giám mục.
- Đời sống cầu nguyện và khiêm nhường trong cộng đoàn Đối với thánh nhân, đời sống cầu nguyện là cần thiết, và lặp lại ý tưởng cầu nguyện không ngừng của thánh Phaolô. Cầu nguyện không chỉ là cho chúng ta, mà còn cho anh em của chúng ta nữa.
Thánh nhân cho biết ngài có sự hiểu biết cao siêu về Thiên Chúa, nhưng ngài cũng ý thức được nguy cơ sinh ra kiêu ngạo. Đứng trước phúc tử đạo, ngài tỏ ra khiêm nhường, và cẩn trọng trước nguy cơ mình sẽ bị trở nên kẻ tự cao trước ơn phúc đặc biệt mà Chúa dành cho.
And pray ye without ceasing in behalf of other men. For there is in them hope of repentance that they may attain to God. See, then, that they be instructed by your works, if in no other way. Be ye meek in response to their wrath, humble in opposition to their boasting: to their blasphemies return your prayers; in contrast to their error, be ye stedfast in the faith; and for their cruelty, manifest your gentleness. (Lett. Eph. X, 1-4)
Và anh em cầu nguyện không ngừng thay cho những người khác. Vì họ có hy vọng ăn năn để có thể đến với Thiên Chúa. Vậy thì hãy hiểu rằng họ được hướng dẫn bởi những công việc của anh em, , nếu không có cách nào khác. Hãy hiền từ đáp lại cơn thịnh nộ của họ, khiêm tốn đối với sự khoe khoang của họ: đối với những sự phạm thượng của họ, hãy đáp lại bằng lời cầu nguyện của anh em; ngược lại với lỗi lầm của họ, hãy vững vàng trong đức tin; và đối với sự tàn ác của họ, hãy thể hiện bằng sự dịu dàng của anh em.
I have great knowledge in God, but I restrain myself, lest, I should perish through boasting. For now it is needful for me to be the more fearful; and not give heed to those that puff me up. For they that speak to me [in the way of commendation] scourge me. For I do indeed desire to suffer, but I know not if I be worthy to do so. For this longing, though it is not manifest to many, all the more vehemently assails me. I therefore have need of meekness, by which the prince of this world is brought to nought. (Lett. Tra. IV)
Tôi có nhiều hiểu biết về Thiên Chúa, nhưng tôi tự chủ, kẻo tôi sẽ chết vì khoe khoang. Vì bây giờ tôi cần phải sợ hãi hơn nữa; và không chú ý đến những người làm tôi căng thẳng. Vì họ nói với tôi [theo cách khen ngợi] sẽ gây tai họa cho tôi. Vì tôi thực sự muốn chịu đau khổ, nhưng tôi không biết mình có xứng đáng để được như vậy không. Đối với sự khao khát này, mặc dù nó không được thể hiện với nhiều người, nhưng tất cả lại càng khiến tôi bị tấn công kịch liệt. Vì vậy, tôi cần sự hiền lành, như vậy satan mới bị vô hiệu.
- Giữ sự hòa điệu trong đức tin, lòng mến và hiệp nhất Hiệp nhất là chủ đề được thánh nhân lặp đi lặp lại trong các thư. Có lẽ, trước nguy cơ những học thuyết sai lạc làm chia rẻ cộng đoàn.
Một điểm đặc biệt, thánh nhân rất chú ý đến sự hiệp nhất nội tại của linh hồn và thân xác. Đó là một sự hiệp nhất cần thiết. Tiếp đến mới là sự hiệp nhất tron cơ cấu phẩm trật và cộng đoàn Giáo hội. Ngày luôn khuyên ngủ các tín hữu hiệp thông với Giám mục, linh mục và phó tế của mình.
Thêm nữa, sự hiệp nhất mà ngài nhắc đến là sự hiệp nhất trong đức tin và lòng mến.
Study, therefore, to be established in the doctrines of the Lord and the apostles, that so all things, whatsoever ye do, may prosper both in the flesh and spirit; in faith and love; in the Son, and in the Father, and in the Spirit; in the beginning and in the end; with your most admirable bishop, and the well-compacted spiritual crown of your presbytery, and the deacons who are according to God. (Lett. Mag. XIII, 1)
Vì vậy, phải được lập trên giáo lý của Chúa và các Tông đồ, hầu cho mọi sự, bất cứ việc gì anh em làm, đều có thể thành tựu cả về phần xác lẫn phần tinh thần; trong đức tin và tình yêu; trong Chúa Con, trong Chúa Cha, và trong Chúa Thánh Thần; từ khởi đầu cho đến hoàn thành; với giám mục đáng ngưỡng mộ mến nhất của anh em, và triều thiêng thiên liêng chắc chắn của các linh mục, và các phó tế của anh em, những người đang theo Chúa.
None of these things is hid from if ye perfectly possess you, that faith and love towards Christ Jesus which are the beginning and the end of life. For the beginning is faith, and the end is love. Now these two. being inseparably connected together, are of God, while all other things which are requisite for a holy life follow after them. (Lett. Eph. XIV, 1-3)
Không có bất cứ gì trong số những điều này bị che giấu khỏi anh nếu anh em hoàn toàn sở hữu đức tin và tình yêu đối với em, Chúa Giêsu Kitô, là khởi đầu và cùng tận của cuộc đời. Vì khởi đầu là đức tin, và kết thúc là tình yêu. Bây giờ là hai thứ này, được kết nối không thể tách rời với nhau, là ơn của Chúa ban, trong khi tất cả những thứ khác thì cần thiết cho một cuộc sống thánh thiện nhưng theo sau chúng.
- Sống như, với và trong Đức Kitô
Đây là một chủ đề quan trọng phản ánh cuộc sống của thánh nhân cách rõ ràng hơn hết. Trong các thư, lời khuyên về một đời sống gắn bó với Đức Kitô luôn được đề cập đến. Một Kitô hữu luôn phải nhìn về Đức Kitô và bắt chước Người. Người luôn hiện diện trong cuộc đời chúng ta, chúng ta như đền thờ của Người. Chính Người sống trong ta và ta sống trong Người. Đó chính là ơn gọi của mọi Kitô hữu.
Let us therefore do all things as those who have Him dwelling in us, that we may be His temples, and He may be in us as our God, which indeed He is, and will manifest Himself before our faces. (Lett. Eph. XV, 6)
Vì vậy, chúng ta hãy làm tất cả mọi việc như những người có Ngài [Đức Kitô] ở trong chúng ta, để chúng ta có thể là đền thờ của Ngài, và Ngài có thể ở trong chúng ta với tư cách là Chúa của chúng ta, mà thực sự Ngài là vậy, và Ngài sẽ bày tỏ chính Ngài trước mặt chúng ta.
We may be found the disciples of Jesus Christ, our only Master – how shall we be able to live apart from Him, whose disciples, the prophets themselves in the Spirit did wait for Him as their Teacher?(Lett. Mag. IX, 1)
Chúng ta có thể được nhận thấy là các môn đệ của Chúa Giêsu Kitô, Thầy duy nhất của chúng ta – làm thế nào chúng ta có thể sống xa cách Ngài, mà các môn đồ của Ngài và chính các vị ngôn sứ của Ngài trong Thánh Thần đã chờ đợi Ngài như là Thầy của họ?
The rest of the Churches, in honour of Jesus Christ, also salute you. Fare ye well in the harmony of God, ye who have obtained the inseparable Spirit, who is Jesus Christ. (Lett. Mag. XV, 2)
Các Hội thánh còn lại, trong niềm tôn vinh Chúa Giêsu Kitô, cũng chào anh em. Hãy sống tốt trong sự hòa hợp với Thiên Chúa, anh em là những người đã nhận được Thần Khí không thể chia lửa, Người là Đức Giêsu Kitô.
For I have observed that ye are perfected in an immoveable faith, as if ye were nailed to the cross of our Lord Jesus Christ, both in the flesh and in the spirit (Lett. Phil. 1, 2)
Vì tôi đã quan sát thấy rằng anh em được hoàn hảo trong một đức tin bất di bất dịch, như thể nếu anh em cũng chịu đóng đinh vào thập giá của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, cả về phần xác lẫn phần hồn.
Tài liệu tham khảo
- Sách tham khảo
BÊNÊĐICTÔ XVI, Đăng trình với Giáo Phụ – từ Giáo hoàng Clêmentê đến Thánh Gioan Đamascô, dịch giả Học viện Đa Minh, 2020.
ADALBERT-G. HAMMAN, Để đọc các Giáo Phụ, dịch giả Minh Thanh Thủy và Lm. Trần Ngọc Anh, Nxb. Tôn Giáo, 2017.
- Wed tham khảo http://www.cgvdt.vn/lich/hanh-cac-thanh/thanh-inhaxio antiokia a1565
http://ttmucvusaigon.org/suy-tu—chia-se/chung-nhan/hanh cac-thanh–17-10—thanh-inhaxio-thanh-antiokia/
http://giaophanxuanloc.net/dac-biet/thanh-inhaxio-thanh antiokia-1947.html
https://tgpsaigon.net/bai-viet/ngay-17-10-thanh-inhaxio-antiokiagiam-muc-tu-dao-44153
http://giaophanxuanloc.net/hang-ngay/thanh-inhaxio-thanh-antiokia-6165.html
[1] Hoàng đế Trajanus ghé thăm Antiokia và buộc các Kitô Hữu phải chối đạo hoặc chịu chết. Thánh Inhaxiô cương quyết không chối bỏ đức tin và do đó bị án tử hình ở Rôma.
[2] Letters of Ignatius, translated by W. A. McDevitte and W. S. Bohn, Roman Roads Media, LLC, 2015 9 | Thánh Inhaxiô Ankiôkhia