Tại Đan Mạch, với sự lớn mạnh của đạo Tin Lành, Dòng Cát Minh đóng vai trò kép trong cuộc Cải cách. Một mặt, Dòng đã sản sinh ra những nhà đấu tranh nổi bật cho Giáo hội Công giáo, đặc biệt là Cha Paul Helie, giám tỉnh thời bấy giờ, Dòng Cát Minh được xem có nhiều đóng góp nhất cho việc chống lại cải cách Tin Lan ở Đan Mạch nhiều hơn bất kỳ dòng tu nào. Mặt khác, một số tu sĩ đã bỏ Dòng để đi theo Cải cách Tin Lành.
Paul Helie sinh vào khoảng năm 1480 tại Varberg, Thụy Điển và gia nhập Dòng Cát Minh từ sớm. Ông được đào tạo tại Landskrona hoặc Helsingor và ngay từ đầu đã có những bài viết phê phán Giáo hội về những lạm dụng mại thánh.
Năm 1519, Cha Helie được bổ nhiệm làm giám học của học viện Cát Minh mới ở Copenhagen, và năm 1522 cha trở thành Giám Tỉnh của tỉnh Dòng tại Đan Mạch. Cha Helie chú trọng các nghiên cứu nhân văn và cách tiếp cận thần học dựa trên Kinh Thánh và Giáo Phụ. Cha Helie bị thu hút bởi tinh thần truyền giáo của Tin Lành nhưng không hoàn toàn đồng ý với Luther.
Để đối phó với ảnh hưởng ngày càng lớn của Tin Lành, Cha Helie viết các luận văn phê phán học thuyết Luther và tham gia các cuộc tranh luận thần học với các nhà tư tưởng Lutheran. Cuốn sách của một cựu tu sĩ Cát Minh là Peter Laurentsen ủng hộ Tin Lành. Helie bảo vệ Công giáo đáp trả nhưng tác phẩm của ông không được in.
Cha Helie chỉ trích công khai Vua Christian II và Luther. Điều này dẫn đến căng thẳng với nhà vua, người sau đó bị lật đổ năm 1523. Cha Helie chủ động phản đối vua Christian II, cha viết nhiều báo cáo bằng tiếng Latinh phê phán và nhiều bài bình luận bằng tiếng Đan Mạch về việc phế truất đạo Công giáo ở đây.
Một số cựu tu sĩ Cát Minh như Peter Laurentsen và Francis Wormordsen chuyển sang Lutheran và trở thành nhân vật có ảnh hưởng trong Giáo hội Lutheran Đan Mạch.
Năm 1530, một hội nghị lập ra “Lời thú tội Copenhagen” của Giáo hội Tin Lành Đan Mạch. Cha Helie đóng vai trò phản đối Tin Lành trong giai đoạn này. Bất chấp nỗ lực của cha Helie và các tu sĩ Công giáo khác, Công giáo suy giảm nhanh chóng. Chiến thắng của Kitô hữu Tin Lành định đoạt số phận của Công giáo.
Các tu viện Cát Minh ở Đan Mạch dần bị mất do bội giáo, khó khăn tài chính và các sắc lệnh của hoàng gia cũng ảnh hưởng đời sống của đạo Công Giáo. Đến năm 1536, hầu hết tu viện bị giải thể. Năm 1536, hội đồng giám mục Đa Mạch bị giải tán, các Dòng Khất thực bị cấm và Dòng Cát Minh ở Đan Mạch cũng đóng cửa cho đến ngày nay. Vị tu sĩ cuối cùng được ghi nhận là Anders Christensen năm 1538.
Số phận sau này của Helie không rõ, nhưng ngài đã viết được một biên niên sử các sự kiện Đan Mạch đến năm 1534 mang tên Biên niên sử Skiby và còn tồn tại cho đến ngày nay.