Home / Timeline Stories / Marcion truyền dạy thuyết thần bí

Marcion truyền dạy thuyết thần bí

155:  Marcion truyền dạy thuyết thần bí, bị Giáo Hội coi là tà giáo, gây chia rẽ trong cộng đoàn Roma. Giáo Hội tiếp tục bị Đế quốc La mã đàn áp.

Theo Hippolite, Marcion là con của giám mục thành Sinope, tại miền Pont.

Ông là một tiến sĩ thuộc nhóm ngộ đạo, từ Pont đến dạy học tại Roma khoảng năm 140.

Đạo lý của ông theo thuyết nhị nguyên,

trong đó ông đối lập Cựu Ước và Tân Ước. Ông gạt bỏ hoàn toàn Cựu Ước, xem đó là sự nghiệp của một thần dữ; ông chỉ chấp nhận Tân Ước, và trong Tân Ước chỉ chấp nhận một quyển Tin Mừng ( Tin Mừng Lc theo một bản ngắn) và 10 thư của Phaolô.

Chính vì vậy mà những học thuyết của Marcion được xem là tà giáo vì đã gây chia rẽ trong cộng đoàn Giáo Hội, và vì thế năm 144 ông đã bị dứt phép thông công.

Những tục lệ của Giáo Hội Sinope mà Marcion bảo tồn là truyền thống, chẳng hạn như những nghi thức phép Rửa Tội cùng việc ghi dấu thánh giá, việc xức dầu, uống sữa và mật ong . Có mấy đặc tính đáng chú ý: như đọc kinh quay mặt về phương Ðông, việc giáo dân soạn thảo lấy những Thánh Vịnh và những bài ca. Họ có một tục lệ riêng về thời gian lễ Phục Sinh làm liên tưởng đến niên lịch Samarie. Giáo phẩm gồm có các giám mục, phó tế, linh mục, độc thư. Hình như cũng có các nữ phó tế. Tertulien trách cứ người phái Marcion để cho phụ nữ làm phép trừ quỷ, cho họ đặt tay trên các bệnh nhân, cho họ rửa tội . Marcion coi việc tiết dục như một khoản bắt buộc, điều đó cho thấy ảnh hưởng của Do Thái-Kitô.

 

Nét đặc trưng chủ yếu trong nền Kitô giáo của Marcion, là truyền thuyết của Phaolô. Ông thu gọn pháp quy vào nguyên sách Phúc âm của Luca và vào các thư của Phaolô. Có thể coi đây như một đặc tính cổ đại và như một dấu chỉ sách Phúc âm của Luca là phúc âm của cộng đồng Sinope. Ðây là Phúc âm của nước Hy Lạp. Và chúng ta đã thấy những mối liên lạc giữa miền Pont với Corinthe. Tại miền Tiểu-Á hình như Marcion đã cổ vũ khuynh hướng Phaolô đến triệt để, bằng cách bác bỏ Cựu ước. Khoảng năm 144, ông tìm cách thu hút các giáo sĩ tại Roma đi theo lập trường của ông. Có lẽ ông đã soạn cuốn Những Phản đề vào dịp ấy. Lập trường của ông không được chấp nhận. Giáo thuyết của Marcion bấy giờ biến chuyển đến giai đoạn triệt để hơn. Có lẽ, theo bằng chứng của Irénée, ở đây phải kể đến môi giới ảnh hưởng của Cerdon. Ông này đã tới Roma dưới đời Hygin (136-140). Cerdon đối lập Thiên Chúa ”công thẳng” của Cựu ước với Thiên Chúa ”nhân từ” của Tân ước. Ðây là một đặc điểm của thuyết Ngộ đạo Do Thái-Kitô. Marcion chấp nhận khoa thần học này vì nó khẳng định các quan điểm của ông .

 

Marcion không phải là một nhà thần học lớn. Nhưng ông đã góp phần đẩy thuyết yếm thế của Phaolô đến một hình thái triệt để, đơn giản, và đồng thời ông giải thoát thuyết ngộ đạo khỏi những hình thái khải huyền. Giáo thuyết này sẽ tạo được thành công lớn lao, nhất là vì Marcion là một nhà tổ chức lỗi lạc. Giáo phái của ông dựng thành một Giáo Hội thực thụ. Tuy nhiên những người giáo phái này thường pha lẫn triết lý, suy lý và bị sai lệch với Đạo Kitô. Marcion đã giảng rằng vị thần đã gửi Giêsu vào thế giới là một vị thần khác, cao hơn so với vị thần sáng tạo của Do thái giáo. Ông tự coi mình là tín đồ của Tông đồ Phaolô, người mà ông tin là người tông đồ thực sự duy nhất của Chúa Giêsu Kitô

Từ năm 150, trong cuốn Minh giáo thứ nhất, Justin đã nói đến môn phái ấy . Ông đả kích phái này trong một khái luận riêng . Irénée chỉ viết một bài giải thích ngắn về phái này trong bộ Adversus haereses , nhưng ông chống đối thuyết ấy ở nơi khác. Denis thành Corinthe viết một bức thư phản đối Marcion gửi cho các giáo dân thành Nicomédie (H.E. IV,23,4). Còn Philippe, giám mục Gortyne tại Crète, soạn một tập để phản đối ông. Rodon, môn sinh của Tatien cũng vậy.

Nguồn tham khảo :

Nguồn hình ảnh :

Check Also

Thánh Têrêsa – Thầy Dạy Về Cầu Nguyện (Phần I: Lịch Sử)

“Theo tôi thì tâm nguyện không gì khác hơn là một mối tương quan thân …