Sứ vụ của Nhóm Mười Hai
Mc 6:7-13
- Lời nguyện mở đầu
Lạy Cha, xin ban cho chúng con có thể nhìn thấy trong Con Cha khuôn mặt tình yêu của Cha, Lời của ơn cứu rỗi và lòng thương xót, để chúng con có thể theo Người với tâm hồn quảng đại và rao giảng về Người trong lời nói và việc làm cho các anh chị em chúng con là những kẻ tìm kiếm Nước Trời và công lý của Người. Xin Cha hãy đổ đầy Chúa Thánh Thần trên chúng con để chúng con có thể chăm chú lắng nghe và lời chứng tá của chúng con có thể được xác thực và trôi chảy, ngay cả trong những lúc khó khăn và những khi chúng con không hiểu thấu. Chúng con cầu xin Cha là Đấng hằng sống hằng trị đến muôn thuở muôn đời. Amen.
- Bài Đọc
a) Bối Cảnh:
Sau khi thu nhận Nhóm Mười Hai (trong ý nghĩa “tổ chức”) (Mc 3:13-19), Chúa Giêsu đi giảng dạy và chữa lành như là một phần của sự huấn luyện cho các ông. Giờ đây là lúc để các ông thực hành công khai lần đầu tiên: như là một trải nghiệm đầu tiên, các ông phải đi và công bố. Từng hai người một, các ông đi vào trong dân chúng với những nhiệm vụ, trong đó Máccô cho là khá đơn giản: một lời công bố tổng quát để chuyển đổi và các việc thần diệu khác nhau để chống lại sự dữ. Chúa Giêsu đã không để cho việc khước từ mãnh liệt trong làng Nagiarét làm Người khiếp đảm, sự thật đầu tiên được gợi nhớ lại bởi Máccô ở đoạn Mc 6:1-6. Người đã không đình chỉ sứ vụ của mình bởi vì tâm trí khép kín của chúng ta không thể ngăn chặn được Người.
Hai sách Phúc Âm Nhất Lãm khác (Mt 10:1-42; Lc 9:1-10) kể lại chi tiết với độ chính xác hơn về các nhiệm vụ và sự thách đố mà Nhóm Mười Hai sẽ đối diện. Tuy nhiên, trong tất cả các sách Tin Mừng, điều quan trọng đáng lưu ý là sứ vụ xuất phát từ Chúa Giêsu và chỉ sau khi các ông đã học hỏi nơi Người về cách thức và nội dung. Con số “mười hai” – thường được lặp lại nhiều lần trong việc nối kết với nền tảng của cộng đoàn mới, thậm chí đến sự vinh quang của sách Khải Huyền – biểu hiện sự liên tục, nhưng cũng là sự vượt qua khỏi nền kinh tế tiết kiệm trước đó. Việc sai đi “nhóm hai người một” phải được hiểu theo tâm lý người Do Thái chỉ chấp nhận sự làm chứng được đưa ra bởi một “cộng đoàn” (ít ra là tối thiểu) và không phải bởi một cá nhân.
b) Phúc Âm:
Người đi rảo qua các làng chung quanh và giảng dạy. 7 Khi ấy, Chúa Giêsu gọi mười hai tông đồ và sai từng hai người đi, Người ban cho các ông có quyền trên các thần ô uế. 8 Và Người truyền các ông đi đường, đừng mang gì, ngoài cây gậy, không mang bị mang bánh, không mang tiền trong túi, 9 nhưng chân đi dép, và đừng mặc hai áo. 10 Người lại bảo: “Đến đâu, các con vào nhà nào, thì ở lại đó cho đến khi ra đi. 11 Ai không đón tiếp các con, cũng không nghe lời các con, thì hãy ra khỏi đó, phủi bụi chân để làm chứng tố cáo họ”. 12 Các ông ra đi rao giảng sự thống hối. 13 Các ông trừ nhiều quỷ, xức dầu chữa lành nhiều bệnh nhân.
- Giây phút thinh lặng cầu nguyện:
Để đọc lại Lời Chúa với lòng trí chúng ta và để nhận ra trong những từ ngữ và cấu trúc, sự hiện diện mầu nhiệm của Thiên Chúa hằng sống.
- Một vài câu hỏi gợi ý:
Để nhìn thấy những điểm quan trọng trong văn bản và bắt đầu thấm nhuần chúng.
a) Trong Tin Mừng của Máccô, tại sao việc đuổi trừ các thần ô uế lại quan trọng như vậy?
b) Ý nghĩa của việc khẳng định về sự thiếu thốn các phương tiện là gì?
c) Nội dung của lời công bố đầu tiên này là gì?
d) Tại sao Chúa Giêsu đặt sự khó nghèo, lòng can đảm và sự tự do cùng với nhau?
e) Tại sao việc công bố phải được luân lưu và không cố định một nơi?
f) Các sách Tin Mừng Nhất Lãm khác giải thích cặn kẽ hơn về điều gì?
- Đào sâu vào bài đọc
“Người bắt đầu sai từng hai người đi”
Sứ vụ của các môn đệ không xuất phát từ sự nhiệt tình cá nhân hoặc từ một mong muốn nổi danh. Nó bắt đầu khi Chúa Giêsu nghĩ rằng các ông đã sẵn sàng để rao giảng, dựa trên những gì các ông đã nghe và hiểu thấu. Theo thánh Máccô, sau khi các ông đã thấy nhiều phép lạ, nghe được một số giáo lý, quan trọng trong số những giáo lý là chủ đề hạt giống được lớn lên trong nhiều cách; các ông cũng đã hỗ trợ tại một số cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu và các nhà lãnh đạo.
Các ông đã nhờ cậy vào cách thực hành chữa lành của Chúa Giêsu, lời kêu gọi hoán cải của Người, sự sẵn lòng di chuyển ở giữa đám đông, việc rao giảng lưu động của Người. Các ông chắc chắn chưa đủ chín chắn. Dưới sự giám sát của Chúa Giêsu, các ông sẽ tìm hiểu và cải tiến cho tốt hơn: các ông sẽ nghĩ ra được những từ ngữ thích hợp và cử chỉ cho đúng cách. Các ông sẽ trải nghiệm rằng lòng nhiệt thành đến từ sự thành công tuyệt vời, nhưng cuối cùng, các ông sẽ phải tiến xa hơn ngay cả khi sự tập trung của các ông về các phép lạ để loan báo về cái chết và sự sống lại của Đấng Cứu Thế.
“Người cho các ông quyền năng trên các thần ô uế”
Điều này liên quan đến việc “trừ quỷ” mà Chúa Giêsu cũng thực hành: do đó, các ông cũng được ủy quyền và được phép dùng quyền năng tương tự. Đối với Máccô, nó gần như có vẻ rằng đây là hoạt động chính vào thời ấy; trên thực tế, ông tập trung vào khía cạnh này của Chúa Giêsu như là “người có phép thần thông” và là Đấng xua đuổi quỷ dữ.
Chúng ta cần phải hiểu rằng “thần ô uế” có nhiều ý nghĩa: các bệnh tâm thần, các hình thức của bệnh động kinh, các lực hủy hoại tinh thần, sức mạnh nô dịch hóa của luật lệ, mọi hình thức của tình trạng khiếm khuyết tâm thần, dị dạng thể chất, v.v.
Quyền năng được thực hiện trong việc đi giữa những người đau khổ này, chấp nhận sự thách thức đối với đức tin vào Thiên Chúa tạo ra bởi những thách thức này, chấp nhận sống trong tình đoàn kết, chấp nhận phẩm giá của mỗi con người. Chúng ta không nên nhầm lẫn “không tinh tuyền” với sự không trong trắng về tính dục hay pháp lý. Đó là vấn đề “tinh tuyền” như nhãn quan của Thiên Chúa, đó là, lòng yêu thương, tình đoàn kết, công lý, lòng thương xót, sự hợp tác, chào đón, v.v. Đây là lý do tại sao Nhóm Mười Hai sẽ phải kêu gọi “hoán cải” khỏi những thành kiến, sự cố chấp và những hình thức “không trong sạch” này để sống như con cái Thiên Chúa.
“Không mang gì cho cuộc hành trình, ngoại trừ cây gậy…”
Sứ vụ của các ông là phải đi khắp nơi, không được dừng lại một chỗ; đó là, sứ vụ phải nên thường xuyên đi đây đó, những cuộc gặp gỡ mới, tách biệt khỏi kết quả, tự do nội tại lẫn ngoại tại. Vì thế, lời đề nghị được tìm thấy trong tất cả các sách Tin Mừng Nhất Lãm, thực hành sự nghèo khó vật chất trong trang phục và cách ăn uống, trong an sinh và bảo đảm. Có lẽ cũng là một vấn đề của việc thiếu kinh nghiệm: như bài thực hành đầu tiên, hành trình không được kéo dài, và như thế, các ông phải đi với hành lý nhẹ nhàng, không cồng kềnh, chú tâm nhiều hơn về tầm quan trọng của việc công bố hơn là củng cố kết quả.
Nhưng khi văn bản này được viết, tình hình cộng đoàn của các môn đệ đã được phát triển và hiệp nhất rất nhiều. Do đó, thuộc lòng những lời khuyên này không những chỉ giúp cho việc nhắc nhớ kinh nghiệm đầu tiên lý thú và mạo hiểm này, mà cũng phải đương đầu với phong cách sống hiện tại và các phong tục của người ta vào thời Chúa Giêsu, từ bấy đến nay thời gian đã quá lâu. Vì thế văn bản nhắm vào việc ghi nhớ và vào động lực truyền giáo mới, ít đáng sợ hơn là những nhu cầu của sự thoải mái và an ninh.
“Khi ra khỏi đó, hãy phủi bụi chân …”
Những lời khuyên của Chúa đem lại hai khía cạnh với nhau, mà chỉ dường như là mâu thuẫn. Một mặt, các môn đệ phải hoàn toàn sẵn sàng để gặp gỡ dân chúng, mà không cần bận tâm về việc hơn thua hay sống còn. Các ông phải đi tìm những người bệnh – đó là, những ai bị bệnh vì lý do cá nhân hay xã hội, bởi sự áp bức của luật lệ hoặc từ sự dữ loài người – và giải thoát họ, đổ dầu an ủi lên họ, chữa lành những vết thương tâm hồn và thể xác của họ. Tuy nhiên, mặt khác, các ông cũng phải tránh chấp nhận bất kỳ một hình thức đạo đức giả và vô trách nhiệm của những kẻ làm việc từ thiện.
Bên cạnh tổ chức từ thiện và chăm sóc cho những người đau khổ, các ông cũng phải có can đảm vạch trần thói đạo đức giả, đối mặt lại với những người có thiên kiến, và chấp nhận việc thất bại cá nhân. Những nơi mà các ông không được đón nhận, các ông phải lìa bỏ không hối tiếc hoặc lưỡng lự. Sự từ chối hoặc đạo đức giả khiến cho việc rao giảng và làm chứng nhân trở thành vô ích. Người đòi hỏi cần phải có sự dừng lại dứt khoát và rõ ràng, một điều mà chính Chúa Giêsu có lẽ đã không có nhiều trải nghiệm. Người luôn cố gắng trở lại và đối thoại, khổ tâm vì trái tim khép kín của những người Biệt Phái và Luật Sĩ. Người đã thách thức giáo lý xảo quyệt và ngoan cố của họ. Tuy nhiên, bây giờ Người đặt các môn đệ một đường hướng mới không để lãng phí thì giờ với những người sẽ không đón nhận các ông. Có lẽ, trong đề nghị này cũng có một sự thích nghi vời tình trạng của cộng đoàn: các ông không nên hối tiếc trong việc tách rời với cộng đoàn người Do Thái. Đã có một thái độ khép kín và một sự từ chối hung hăng và dữ dội: Chúa Giêsu cũng đã tiên liệu rõ điều này. Không cần phải đau buồn. Các ông phải đến với những người khác và không được lãng phí thì giờ để cố gắng dành lại những gì đã không thể có.
- Thánh Vịnh 85
Hãy cầu nguyện cho công lý và hòa bình
Lạy CHÚA, xin tỏ cho chúng con thấy tình thương của Chúa,
và ban ơn cứu độ cho chúng con.
Tôi lắng nghe điều Thiên Chúa phán,
điều CHÚA phán là lời chúc bình an
cho dân Người, cho kẻ trung hiếu
và những ai hướng lòng trí về Người.
Chúa sẵn sàng ban ơn cứu độ cho ai kính sợ Chúa,
để vinh quang của Người hằng chiếu toả trên đất nước chúng ta.
Tín nghĩa ân tình nay hội ngộ,
hoà bình công lý đã giao duyên.
Tín nghĩa mọc lên từ đất thấp,
công lý nhìn xuống tự trời cao.
Vâng, chính CHÚA sẽ tặng ban phúc lộc
và đất chúng ta trổ sinh hoa trái.
Công lý đi tiền phong trước mặt Người,
mở lối cho Người đặt bước chân.
- Lời Nguyện Kết
Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con, xin hãy gìn giữ các môn đệ của Con Một Chúa khỏi các con đường đến sự nổi tiếng dễ dàng, và xin hướng dẫn họ đến con đường của người nghèo và cùng khổ của trái đất, để họ có thể nhận ra được trong khuôn mặt của các người ấy là khuôn mặt của Thầy và là Đấng Cứu Chuộc. Xin hãy ban cho họ có mắt để nhìn thấy những con đường đưa đến hòa bình và đoàn kết; có tai để nghe những lời cầu xin của lương tri và sự cứu rỗi của rất nhiều người tìm kiếm bởi lương tâm; xin hãy làm phong phú tâm hồn họ với lòng trung thành quảng đại và một sự nhạy cảm và sự hiểu biết để họ có thể đi cùng con đường và là những chứng nhân đích thực và chân thành cho sự vinh quang tỏa sáng trong sự sống lại và chiến thắng của Đấng đã chịu đóng đinh. Chúa là Đấng hằng sống hằng trị cùng với Đức Chúa Cha đến muôn thuở muôn đời. Amen.