Home / Event / Lectio Divina: Chúa Nhật XVI Thường Niên (B)

Lectio Divina: Chúa Nhật XVI Thường Niên (B)

Date: Chủ Nhật 18 Tháng Bảy, 2021
Time: 12:00 sáng - 12:00 sáng
Lectio Divina Năm B

Chúa Giêsu chạnh lòng thương với dân chúng

Bữa Tiệc Hằng Sống – Chúa Giêsu mời gọi để chia sẻ   

Mc 6:30-34

 

  1. Lời nguyện mở đầu

Lạy Chúa Giêsu, xin hãy ban Thần Khí Chúa đến giúp chúng con đọc Kinh Thánh với tâm tình mà Chúa đã đọc cho các môn đệ trên đường Emmau.   Trong ánh sáng của Lời Chúa, được viết trong Kinh Thánh, Chúa đã giúp các môn đệ khám phá ra được sự hiện diện của Thiên Chúa trong nỗi đau buồn về bản án và cái chết của Chúa.  Vì thế, cây thập giá tưởng như là sự kết thúc của mọi niềm hy vọng, đã trở nên nguồn mạch của sự sống và sự sống lại.

Xin hãy tạo trong chúng con sự thinh lặng để chúng con có thể lắng nghe tiếng Chúa trong sự Tạo Dựng và trong Kinh Thánh, trong các sự kiện của đời sống hằng ngày và trong những người chung quanh, nhất là những người nghèo khó và đau khổ.  Nguyện xin Lời Chúa hướng dẫn chúng con để, giống như hai môn đệ từ Emmau, chúng con cũng sẽ được hưởng sức mạnh sự phục sinh của Chúa và làm chứng cho những người khác rằng Chúa đang sống hiện hữu giữa chúng con như nguồn mạch của tình anh em, công lý và hòa bình.  Chúng con cầu xin vì danh Chúa Giêsu, con Đức Maria, Đấng đã mặc khải cho chúng con về Chúa Cha và đã sai Chúa Thánh Thần đến với chúng con.  Amen.

  1. Bài Đọc

a) Chìa khóa dẫn đến bài đọc:

Văn bản mà chúng ta sẽ suy gẫm trong ngày Chúa Nhật thứ mười sáu Thường Niên tuần này thật ngắn gọn.  Chỉ có năm câu.  Cái nhìn thoạt tiên, một ít dòng chữ dường như chỉ là một lời giới thiệu ngắn về phép lạ bánh hóa ra nhiều trong hoang địa (Mc 6:34-44).  Nhưng nếu trong phần Phụng Vụ của Chúa Nhật tuần này đã tách riêng khỏi phần còn lại và chỉ nhấn mạnh vào năm câu này, nó có nghĩa là chúng chứa đựng điều gì đó rất quan trọng mà có lẽ chúng ta sẽ không nhận ra được nếu chúng chỉ được sử dụng như một lời giới thiệu về phép lạ bánh hóa ra nhiều.

Thực ra, năm câu Tin Mừng này mặc khải một cá tính của Chúa Giêsu đã luôn luôn đánh động và tiếp tục đánh động chúng ta:  mối quan tâm của Người về sức khỏe và sự hình thành của các môn đệ, sự tiếp nhận và lòng nhân đạo chào đón của Chúa đối với người nghèo khó ở miền Galilêa, sự ân cần của Chúa đối với người ta.  Nếu Giáo Hội qua phương tiện của phần Phụng Vụ Chúa Nhật, mời gọi chúng ta phản ánh về các khía cạnh hoạt động của Chúa Giêsu là để khuyến khích chúng ta tiếp nối thái độ này của Chúa Giêsu trong mối quan hệ mà chúng ta có với những người khác.  Trong khi đọc bài này, chúng ta sẽ chú ý rất kỹ đến các chi tiết nhỏ về thái độ của Chúa Giêsu đối với những người khác.

b) Phần phân đoạn văn bản để giúp chúng ta trong bài đọc:

Mc 6:30:  Cải thiện lại mục vụ tông đồ

Mc 6:31-32:  Mối quan tâm của Chúa Giêsu về việc nghỉ ngơi của các môn đệ

Mc 6:33:  Dân chúng có các tiêu chuẩn khác và họ đi theo Chúa Giêsu

Mc 6:34:  Chạnh lòng thương, Chúa Giêsu thay đổi kế hoạch của Người, tiếp nhận và chào đón dân chúng

c) Phúc Âm:

30 Khi ấy, các tông đồ hội lại bên Chúa Giêsu và thuật lại với Người mọi việc các ông đã làm và đã giảng dạy. 31 Người liền bảo các ông: “Các con hãy lui vào nơi vắng vẻ mà nghỉ ngơi một chút”. Vì lúc ấy dân chúng kẻ đến người đi tấp nập, đến nỗi các tông đồ không có thì giờ ăn uống. 32 Vậy các ngài xuống thuyền, chèo tới một nơi vắng vẻ hẻo lánh. 33 Thấy các ngài đi, nhiều người hiểu ý, và từ các thành phố, người ta đi bộ kéo đến nơi đó và tới nơi trước các ngài.  34 Lúc ra khỏi thuyền, Chúa Giêsu thấy dân chúng thật đông, thì động lòng thương, vì họ như đàn chiên không người chăn, và Người dạy dỗ họ nhiều điều.

  1. Giây phút thinh lặng cầu nguyện:

Để Lời Chúa được thấm nhập và soi sáng đời sống chúng ta.

  1. Một vài câu hỏi gợi ý:

Để giúp chúng ta trong phần suy gẫm cá nhân.

a) Khía cạnh nào của thái độ của Chúa Giêsu đã làm bạn hài lòng nhất và nảy sinh sự ngưỡng mộ nhất trong số những người vào thời Chúa Giêsu?

b) Mối quan tâm của Chúa Giêsu đối với các môn đệ và mối quan tâm của Người để tiếp nhận và đón chào dân chúng cách tận tình: cả hai đều quan trọng.  Điều nào đã thắng thế trong thái độ của Chúa Giêsu?

c) Hãy so sánh thái độ của Chúa Giêsu với thái độ của Đấng Mục Tử Tốt Lành trong Thánh Vịnh 23. Điều gì đánh động bạn nhất?

d) Thái độ của cộng đoàn chúng ta có giống như thái độ của Chúa Giêsu không?

  1. Dành cho những ai muốn đào sâu vào trong chủ đề

a) Bối cảnh soi sáng văn bản: 

i) Chương sáu của Tin Mừng Máccô cho thấy một sự tương phản lớn lao! Một mặt Máccô nói về bữa tiệc của cái chết, được tổ chức bởi Hêrôđê với miền Galilêa tráng lệ, trong hoàng cung của Kinh Đô, trong đó Thánh Gioan Tẩy Giả đã bị giết (Mc 6:17-29).  Một mặt khác, bữa tiệc của sự sống, được tổ chức bởi Chúa Giêsu cho dân chúng miền Galilêa, đói khát trong hoang địa, để họ khỏi bị hư mất dọc đường (Mc 6:35-44).  Năm câu Tin Mừng của bài đọc Chúa Nhật tuần này (Mc 6:30-34) được đặt chính xác giữa hai bữa tiệc này.

ii) Năm câu Phúc Âm nhấn mạnh hai điều:

–  Chúng đưa ra hình ảnh của Chúa Giêsu, Đấng Đào Tạo các Môn Đệ;

–  Chúng chỉ ra rằng việc công bố Tin Mừng của Chúa Giêsu không chỉ là một vấn đề về tín lý, mà hơn hết cả là về sự chấp nhận, sự tốt lành, sự dịu dàng, ân cần sẵn lòng, về sự mặc khải của tình yêu Thiên Chúa.

b) Lời bình luận về văn bản:

Mc 6:30-32:  Việc nhận lãnh tiếp đón được trao cho các môn đệ

Những câu Tin Mừng này chỉ ra rằng Chúa Giêsu đã đào tạo các nhà lãnh đạo mới.  Chúa cho các môn đệ tham gia vào sứ vụ và Người đã thường lập tức đem các ông đến một nơi yên tĩnh hơn để các ông có thể nghỉ ngơi và cải tiến sứ vụ của các ông (xem Lc 10:17-20).  Người lo lắng cho việc dinh dưỡng và nghỉ ngơi của các ông, bởi vì công việc mục vụ đòi hỏi đến nỗi mà đã không có thì giờ để ăn uống (xem Ga 21:9-13).

Mc 6:33-34:  Chạnh lòng thương, Chúa Giêsu thay đổi kế hoạch của Người và đón nhận dân chúng

Dân chúng nhận thức được rằng Chúa Giêsu đã đi sang bờ hồ phía bên kia, và họ đi theo Người.  Lúc Chúa Giêsu bước ra khỏi thuyền thì đã trông thấy đám đông, Người bãi bỏ dự định nghỉ ngơi và bắt đầu giảng dạy họ.  Ở đây chúng ta có thể thấy sự bỏ rơi mà trong đó là người dân.  Chúa Giêsu đã chạnh lòng thương, “bởi vì họ như đàn chiên không người chăn”.  Người ta khi đọc dụ ngôn này nhớ lại bài Thánh Vịnh về Vị Mục Tử Nhân Lành (Tv 23).  Khi Chúa Giêsu nhận thức được rằng dân chúng không có người chăn dắt, thì Người bắt đầu là vị mục tử của họ.  Chúa bắt đầu giảng dạy.  Người hướng dẫn đám đông trong đời sống của hoang địa, và khi ấy đám đông đã hát khen rằng:  “Chúa là mục tử của tôi.  Tôi không còn ao ước chi nữa!”

c) Phụ chú:

  • Hình ảnh của Chúa Giêsu, nhà Đào Tạo

“Đi theo” là từ ngữ đã tạo nên một phần của hệ thống giáo dục của thời bấy giờ.  Nó được dùng để chỉ cho mối quan hệ giữa người Môn Đệ và vị Thầy Dạy.  Mối liên hệ giữa Sư Phụ-Đồ Đệ thì khác hơn là mối liên hệ thầy-trò.  Các học trò tham dự lớp học của vị giáo sư về một chủ đề nhất định.  Các môn đệ “đi theo” và sống với Thầy mình.  Chính là trong quá trình “sống chung” với Chúa Giêsu trong ba năm này thì các môn đệ đã nhận được sự huấn luyện.

Đức Giêsu, người Thầy là trục chính, là trung tâm điểm và là mẫu mực cho sự hình thành.  Trong thái độ của Chúa, đó là bằng chứng của Nước Trời, Người là hiện thân của tình yêu Thiên Chúa và mặc khải điều đó (Mc 6:31; Mt 10:30-31; Lc 15:11-32).  Nhiều cử chỉ nhỏ phản ảnh lời chứng tá của cuộc sống mà Chúa Giêsu đã cho thấy sự hiện diện của Người trong đời sống của các môn đệ, chuẩn bị cho các ông cuộc sống và sứ vụ.  Đây là phương cách của Chúa ban cho nhân loại kinh nghiệm mà chính bản thân Người đã có với Chúa Cha:

–  kéo theo các ông trong sứ vụ (Mc 6:7; Lc 9:1-2; 10:1),

–  có lần, Người duyệt xét sứ vụ này với các ông (Lc 10:17-20),

–  Người chỉnh sửa các ông khi các ông sai lầm hoặc khi các ông muốn là kẻ trên trước (Mc 10:13-15; Lc 9:46-48),

–  Người chờ đợi đúng thời điểm để chỉnh sửa các ông (Mc 9:33-35),

–  Người giúp các ông nhận thức và thấy rõ (Mc 9:28-29),

–  Người thách thức các ông khi các ông trì độn (Mc 4:13; 8:14-21),

–  Người chuẩn bị các ông cho thời điểm xung đột (Ga 16:33; Mt 10:17-25),

–  Người sai các ông ra đi để quan sát và phân tích thực tế (Mc 8:27-29; Ga 4:35; Mt 6:1-3),

–  Người phản ảnh cùng với các ông về những vấn nạn đương thời (Lc 13:1-5),

–  Người đặt các ông trước nhu cầu của đám đông dân chúng (Ga 6:5),

–  Người chỉnh sửa tâm lý trả thù (Lc 9:54-55),

–  Người dạy rằng nhu cầu của đám đông dân chúng thì trọng hơn các nghi lễ quy định (Mt 12:7,12),

–  Người chống lại não trạng nghĩ rằng bệnh tật là một sự trừng phạt bởi Thiên Chúa (Ga 9:2-3),

–  Người dành thời giờ riêng với các ông để có thể hướng dẫn các ông (Mc 4:34; 7:17; 9:30-31; 10:10; 13:3),

–  Người biết cách lắng nghe, ngay cả khi cuộc đối thoại gặp khó khăn (Ga 4:7-42),

–  Người giúp các ông chấp nhận chính mình (Lc 22:32),

–  Người đòi hỏi và yêu cầu các ông lìa bỏ tất cả mọi sự để theo Người (Mc 10:17-31),

–  Người gay gắt với thói đạo đức giả (Lc 11:37-53),

–  Người đặt nhiều câu hỏi hơn là đưa ra các câu trả lời (Mc 8:17-21),

–  Người quyết tâm và không để cho mình bị đi trệch đường (Mc 8:33; Lc 9:54-55).

Đây là hình ảnh của Chúa Giêsu, nhà Đào Tạo.  Việc hình thành trong “việc đi theo Chúa Giêsu” không phải là nơi đầu tiên truyền tải sự thật để được học nằm lòng, mà là việc thông tri một kinh nghiệm mới về Thiên Chúa và về sự sống phát ra từ Chúa Giêsu cho các môn đệ.  Cộng đoàn được thành hình chung quanh Chúa Giêsu là sự biểu hiện của kinh nghiệm mới mẻ này.  Sự hình thành đã dẫn người ta nhìn thấy với con mắt khác, có thái độ khác.  Nó phát sinh trong họ một nhận thức mới liên quan đến sứ vụ và chính bản thân các ông.  Vâng, nó đã khiến các ông chung bước bên những người bị gạt ra ngoài xã hội.  Trong một số trường hợp, nó tạo nên “sự hoán cải” bởi vì họ chấp nhận Tin Mừng (Mc 1:15).

  • Chúa Giêsu loan báo Tin Mừng đến đám đông dân chúng bằng cách nào

Tin ông Gioan đã bị bắt thúc đẩy Chúa Giêsu trở lại và bắt đầu công bố Tin Mừng.  Đó là một khởi đầu sáng tạo và bùng nổ!  Chúa Giêsu đi chung quanh và khắp miền Galilêa: các thôn làng, xã thị, thành phố (Mc 1:39).  Người thăm viếng các cộng đoàn.  Cuối cùng Người đã thay đổi nơi trú ngụ và đến sống tại thành Cápharnaum (Mc 1:21; 2:1), một thành phố giữa đường và là giao điểm một số con đường, và điều này tạo thuận lợi cho sứ điệp được lan tỏa.  Hầu như Người đã không dừng chân, Người luôn luôn di chuyển.  Các môn đệ đi theo Người khắp mọi nơi.  Trong các cánh đồng, dọc theo đường phố, trên núi, trong hoang địa, trên thuyền, trong các Hội Đường, trong các gia cư.  Và họ đi với lòng nhiệt thành tuyệt vời!

Chúa Giêsu giúp người ta, phục vụ họ bằng nhiều cách:  Người xua trừ ma quỷ (Mc 1:39), chữa lành những người bị ốm đau bệnh tật và bị quỷ ám (Mc 1:34), thanh tẩy những ai bị loại trừ bởi vì bị ô uế (Mc 1:40-45), đón nhận những người bị rẻ rúng, thân thiện và ăn uống cùng với họ (Mc 2:15).  Người công bố, kêu gọi và triệu tập.  Người thu hút, an ủi và nâng đỡ.  Đây là cuộc thương khó được mặc khải.  Cuộc thương khó vì Chúa Cha và cho những người nghèo khó và bị bỏ rơi ngay trên quê hương mình.  Ở đó Người tìm thấy những kẻ lắng nghe lời Người, Người nói và rao truyền Tin Mừng.  Ở khắp mọi nơi.

Trong Chúa Giêsu, mọi việc là sự mặc khải mê hoặc và quyến rũ Người từ bên trong!  Chính bản thân Người là bằng chứng, nhân chứng sống của Nước Trời.  Trong Người xuất hiện những gì xảy ra khi một người để cho Thiên Chúa ngự trị, để cho Thiên Chúa hướng dẫn hoặc chỉ đạo cuộc sống mình.  Trong cách sống và hoạt động của Người cùng với những người khác, Chúa Giêsu đã biến đổi nỗi luyến tiếc trở thành niềm hy vọng!  Bất ngờ người ta đã hiểu:  “Đây là những gì Thiên Chúa muốn cho dân của Người!”

Và điều này là sự khởi đầu của việc công bố Tin Mừng Nước Trời đã nhanh chóng được loan truyền trong các làng xóm của miền Galilêa.  Trong một cách đơn giản, cũng như một hạt cải, sau khi gieo xuống đất thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê đến nỗi người ta có thể nghỉ ngơi dưới bóng (Mc 4:31-32).  Và người ta lo việc loan truyền Tin Mừng.

Người dân miền Galilêa vẫn còn cảm kích với phương cách giảng dạy của Chúa Giêsu.  “Một giáo lý mới mẻ!  Người giảng dạy như Đấng có thẩm quyền!  Khác với các Kinh Sư!” (Mc 1:22,27).  Điều Chúa Giêsu làm nhiều nhất là giảng dạy (Mc 2:13; 4:1-2; 6:34).  Và đây là những gì Người đã thường làm (Mc 10:1).  Có hơn mười lăm lần Tin Mừng Máccô nói rằng Chúa Giêsu đã giảng dạy.  Nhưng Máccô hầu như không bao giờ nói Người đã giảng dạy những gì.  Có lẽ, ông không quan tâm đến nội dung?  Nó tùy thuộc vào người ta hiểu nội dung là những gì!  Giảng dạy không có nghĩa là chỉ dạy về những chân lý mới và vì thế người ta phải thuộc nằm lòng.  Nội dung mà Chúa Giêsu đã ban ra không chỉ xuất hiện trong những lời, mà cũng ở trong các cử chỉ của Người và trong cách Người tham gia vào mối quan hệ với người ta.  Nội dung không bao giờ bị tách rời khỏi con người thông tri nó.  Đức Giêsu là Đấng nhân ái (Mc 6:34).  Người yêu thương loài người.  Lòng nhân hậu và tình yêu có thể nhìn thấy trong lời nói của Người tạo thành một phần của nội dung.  Chúng tạo nên tính khí của Người.  Một nội dung tốt mà không có lòng tốt thì thật đáng tiếc.  Máccô định nghĩa nội dung lời giảng dạy của Chúa Giêsu như “Tin Mừng của Thiên Chúa” (Mc 1:14).  Tin Mừng mà Chúa Giêsu công bố đến từ Thiên Chúa và mặc khải điều gì đó về Thiên Chúa.  Trong tất cả mọi việc mà Thiên Chúa phán và làm, những đặc điểm của khuôn mặt Thiên Chúa thì rõ ràng.  Kinh nghiệm mà chính Người có về Thiên Chúa, kinh nghiệm về Chúa Cha thì rõ rệt.  Mặc khải Thiên Chúa như Chúa Cha chính là nguồn cội, nội dung và mục đích hoặc kết quả của Tin Mừng của Chúa Giêsu.  Và người ta đã thực hiện để phổ biến Tin Mừng.

  1. Cầu nguyện với Thánh Vịnh 23 (22)

Chúa là mục tử của tôi

CHÚA là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì.
Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ.
Người đưa tôi tới dòng nước trong lành
và bổ sức cho tôi.
Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính
vì danh dự của Người.

Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u
con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng.
Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm.

Chúa dọn sẵn cho con bữa tiệc ngay trước mặt quân thù.
Đầu con, Chúa xức đượm dầu thơm,
ly rượu con đầy tràn chan chứa.

Lòng nhân hậu và tình thương CHÚA
ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời,
và tôi được ở đền Người
những ngày tháng, những năm dài triền miên.

  1. Lời Nguyện Kết

Lạy Chúa Giêsu, chúng con xin cảm tạ Chúa về Lời Chúa đã giúp chúng con hiểu rõ hơn ý muốn của Chúa Cha.  Nguyện xin Thần Khí Chúa soi sáng các việc làm của chúng con và ban cho chúng con sức mạnh để thực hành Lời Chúa đã mặc khải cho chúng con.  Nguyện xin chúng con, trở nên giống như Đức Maria, thân mẫu Chúa, không những chỉ lắng nghe mà còn thực hành Lời Chúa.  Chúa là Đấng hằng sống hằng trị cùng với Đức Chúa Cha trong sự hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.  Amen.

Check Also

Thắp nến cầu nguyện cho người thân yêu đã qua đời

Date: Time: - THẮP NẾN CẦU NGUYỆN CHO CÁC LINH HỒN Cầu nguyện cho người …