Home / Event / Lectio Divina: Thánh Phanxicô thành Assisi

Lectio Divina: Thánh Phanxicô thành Assisi

Date: Thứ Sáu 4 Tháng Mười, 2024
Time: 12:00 sáng - 12:00 sáng
Lectio Divina

Mùa Thường Niên

 

1.  Lời nguyện mở đầu

Lạy Chúa, bởi nhờ ân sủng thánh Phanxicô đã nên đồng hình đồng dạng với ĐứcKitô trong sự nghèo khó và đức khiêm nhường, xin Chúa hãy ban cho chúng con bằng cách đi theo bước chân của thánh Phanxicô, chúng con cũng có thể bước theo Con của Chúa, và, nhờ vào đức ái vui vẻ, chúng con được hiệp nhất với Chúa.  Nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con, Đấng hằng sống và hằng trị, hiệp nhất cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, đến muôn thuở muôn đời.  Amen.

2.  Bài Đọc Tin Mừng – Mátthêu 11:25-30 

Vào lúc ấy, Đức Giêsu cất tiếng nói:  “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, Con sin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn.  Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha.

Mọi sự đã được Cha Ta trao phó cho Ta.  Và không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha. Và cũng không ai biết rõ Chúa Cha, trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho.

“Tất cả hãy đến với Ta, hỡi những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.  Hãy mang lấy ách của Ta, và hãy học cùng Ta, vì Ta có lòng hiền hậu và khiêm nhượng trong lòng, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an.  Vì ách của Ta thì êm ái, và gánh của Ta thì nhẹ nhàng.”

3.  Suy Niệm

  Hôm nay chúng ta cử hành lễ nhớ thánh Phanxicô thành Assisi.  Trong bài Tin Mừng, chúng ta sẽ lắng nghe lời mời gọi của Chúa Giêsu:  “Hãy học cùng Ta, vì Ta có lòng hiền hậu và khiêm nhường”.  Bài Tin Mừng cho thấy sự dịu dàng trong việc Chúa Giêsu chào đón, đón nhận những kẻ bé mọn.  Người muốn cho kẻ nghèo khó tìm được sự nghỉ ngơi và bình an trong Ngài.

  Bối cảnh của các chương 11 và 12 của sách Tin Mừng Mátthêu.  Trong bối cảnh này, điều được nhấn mạnh và làm rõ ràng là chỉ có người nghèo mới là người hiểu và chấp nhận sự khôn ngoan của Nước Trời.  Nhiều người đã không hiểu được việc ưu tiên của Chúa Giêsu dành cho người nghèo khó và những kẻ bị hắt hủi.

a) Gioan Tẩy Giả, người nhìn Đức Giêsu với con mắt của quá khứ, đã có những nghi ngờ (Mt 11:1-15).

b) Dân chúng, những người nhìn Chúa Giêsu với mục đích vì lợi ích cho riêng họ, đã không thể hiểu được Ngài (Mt 11:16-19).

c) Những phố thị lớn chung quanh hồ, đã nghe lời giảng dạy của Chúa Giêsu và mục kích các phép lạ, nhưng đã không muốn mở lòng mình ra với sứ điệp của Người (Mt 11:20-24).

d) Những người khôn ngoan và Luật Sĩ, những kẻ đã phán xét mọi việc theo trí hiểu của họ, đã không thể hiểu được lời rao giảng của Chúa Giêsu (Mt 11:25).

e) Ngay chính những họ hàng thân thích cũng đã không hiểu được Người (Mt 12:46-50).

f) Chỉ có những kẻ bé mọn là hiểu được Người và đón nhận Tin Mừng Nước Trời (Mt 11:25-30).

g) Những kẻ khác thì muốn hy lễ, nhưng Chúa Giêsu thì muốn lòng thương xót (Mt 12:1-8).

h) Phản ứng chống lại Chúa Giêsu khiến cho người Biệt Phái muốn giết Chúa (Mr 12:9-14).

i) Họ nói rằng Chúa Giêsu là tay chân của quỷ vương Bê-en-dê-bun (Mt 12:22-32)

j) Nhưng Chúa Giêsu đã không lui bước. Người tiếp tục thi hành sứ vụ của Người Tôi Trung, như được nói đến trong các sách tiên tri (Mt 12:15-21).  Đây là lý do mà Người bị bức hại và bị kết án tử hình.

  Mt 11:25-26:  Chỉ có những kẻ bé mọn mới hiểu được và chấp nhận Tin Mừng Nước Trời.  Chúa Giêsu dâng lời cầu nguyện lên với Chúa Cha:  “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mắc khải cho những người bé mọn.  Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha!”  Những người khôn ngoan, các luật sĩ thời bấy giờ, đã tạo ra một loạt các luật lệ nhân danh Thiên Chúa mà áp đặt lên người dân.  Họ cho rằng Thiên Chúa đòi hỏi nơi người ta sự tuân giữ này.  Nhưng Lề Luật yêu thương, được Chúa Giêsu đưa ra, thì ngược lại.  Điều quan trọng không phải là những gì chúng ta làm cho Thiên Chúa, mà lại là những gì Thiên Chúa làm cho chúng ta, trong tình yêu cao cả của Ngài!  Mọi người đã hiểu những lời của Chúa Giêsu và tràn đầy hân hoan.  Kẻ khôn ngoan cho rằng Chúa Giêsu đã sai.  Họ không thể hiểu được lời giảng dạy này đã làm thay đổi mối quan hệ của dân Chúa.

–  Mt 11:27:  Nguồn gốc của Lề Luật mới.  Chúa Con biết Chúa Cha.  Đức Giêsu, Chúa Con, biết Chúa Cha.  Người biết Chúa Cha muốn gì và khi nào, nhiều thế kỷ trước đó, Chúa đã ban Lề Luật cho ông Môisen.  Những gì Chúa Cha muốn nói với chúng ta, Ngài trao nó cho Đức Giêsu, và Chúa Giêsu đã mặc khải nó cho những kẻ bé mọn, bởi vì họ đã mở lòng mình ra với sứ điệp của Ngài.  Ngày nay cũng vậy, Chúa Giêsu tiếp tục giảng dạy nhiều điều cho người nghèo và cho những kẻ bé mọn.  Người không ngoan và thông thái sẽ làm tốt nếu họ trở thành học trò của những kẻ bé mọn!

–  Mt 11:28-30:  “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.”  Chúa Giêsu mời tất cả những ai mệt mỏi hãy tìm kiếm sự nghỉ ngơi nơi Người.  Đây là những người đang mệt mỏi dưới gánh nặng của sự áp đặt và tuân thủ theo sự đòi hỏi của luật tinh khiết.  Và Người nói rằng:  “Hãy học với Ta, vì Ta có lòng hiền hậu và khiêm nhường”.  Nhiều lần, câu nói này đã bị lạm dụng để đòi hỏi người ta phải phục tùng, thụ động.  Những gì Chúa Giêsu muốn nói thì ngược lại.  Ngài mong muốn người ta lìa xa các người thông thái về tôn giáo thời ấy, nghỉ ngơi và bắt đầu học hỏi nơi Người, từ Chúa Giêsu, Đấng “hiền hậu và khiêm nhường”.  Chúa Giêsu không làm như các Kinh Sư, những kẻ tự hào về sự hiểu biết của họ, nhưng Người lại giống như những kẻ bị sống trong sỉ nhục và bóc lột.  Chúa Giêsu, vị thầy mới, biết từ kinh nghiệm về những gì xảy ra trong tâm khảm của dân chúng và bao nhiêu đau khổ họ gánh chịu.

–  Lời mời gọi đến sự khôn ngoan của Thiên Chúa đối với những ai tìm kiếm nó.  Chúa Giêsu mời tất cả những ai bị áp bức dưới gánh năng của việc tuân giữ lề luật hãy đến nghỉ ngơi nơi Người, bởi vì Người hiền lành và khiêm nhường trong lòng, có khả năng làm dịu và an ủi những kẻ đau khổ, những kẻ mệt mỏi chán chường (Mt 11:25-30).  Trong lời mời gọi này, vọng lại lời lẽ tuyệt vời của ngôn sứ Isaia đã an ủi những người sống lưu đày (Is 55:1-3).  Lời mời gọi này liên quan đến sự khôn ngoan của Thiên Chúa, mời gọi người ta gặp gỡ sự khôn ngoan (Kn 24:19) nói rằng:  “Đường khôn ngoan là đường thú vị, nẻo khôn ngoan là nẻo bình an” (Cn 3:17).  Và Chúa thêm rằng:  “Khôn ngoan làm cho con cái mình nên cao trọng, và săn sóc những ai kiếm tìm mình.  Ai yêu khôn ngoan là yêu sự sống, ai sớm tìm kiếm khôn ngoan sẽ tràn trề hoan lạc” (Hc 4:11-12),  Lời mời gọi này cho thấy một đặc điểm rất quan trọng của khuôn mặt nữ tính của Thiên Chúa:  sự dịu dàng và chấp nhận thì thật an ủi, đem lại sự sống cho người ta và làm cho họ cảm thấy thoải mái.  Chúa Giêsu là Đấng che chở, bảo bọc và là cung lòng mẹ hiền mà Chúa Cha ban cho những ai mệt mỏi (xem Is 66:10-13).

4.  Một vài câu hỏi cá nhân

  Điều gì tạo ra căng thẳng trong bạn và điều gì cho bạn sự bình an?  Đối với bạn, sống ở trong cộng đoàn là nguồn gốc của sự căng thẳng hay là của bình an?

 Những lời này của Chúa Giêsu có thể giúp cho cộng đoàn chúng ta trở nên một nơi nghỉ ngơi cho cuộc đời chúng ta như thế nào?

5.  Lời nguyện kết

CHÚA là Đấng từ bi và nhân hậu,

Người chậm giận và giàu tình thương;

Chẳng trách cứ luôn luôn, không oán hờn mãi mãi.

(Tv 103:8-9)

Check Also

Thắp nến cầu nguyện cho người thân yêu đã qua đời

Date: Time: - THẮP NẾN CẦU NGUYỆN CHO CÁC LINH HỒN Cầu nguyện cho người …