Home / Event / Lectio Divina: Chúa Nhật VI Phục Sinh (B)

Lectio Divina: Chúa Nhật VI Phục Sinh (B)

Date: Chủ Nhật 5 Tháng Năm, 2024
Time: 12:00 sáng - 12:00 sáng
Lectio Divina Năm B

Lệnh truyền của Chúa Giêsu

Ga 15:9-17

 

  1. Lời nguyện mở đầu

Lạy Cha, Cha là nguồn mạch sự sống và Cha luôn làm chúng con ngạc nhiên với những món quà của Cha.  Xin ban cho chúng con ân sủng tương ứng lời mời gọi của Chúa Giêsu, Con Cha, Đấng đã gọi chúng con là bạn hữu, để trong việc đi theo Người, là Thầy và Mục tử của chúng con, chúng con có thể học để tuân giữ lệnh truyền của Người, Lề Luật mới và vĩnh cửu đó chính là Người, con đường dẫn đến Cha và ở trong Cha.  Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Con Cha, Chúa chúng con.

  1. Phúc Âm

9 Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Như Cha đã yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến các con. Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy. 10 Nếu các con tuân lệnh Thầy truyền, các con sẽ ở trong tình yêu của Thầy, cũng như Thầy đã giữ lệnh truyền của Cha Thầy, nên Thầy ở lại trong tình yêu của Người. 11 Thầy nói với các con điều đó để niềm vui của Thầy ở trong các con, và niềm vui của các con được trọn vẹn. 12 Đây là lệnh truyền của Thầy: Các con hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến các con. 13 Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình. 14 Các con là bạn hữu của Thầy, nếu các con thi hành những điều Thầy truyền. 15 Thầy không còn gọi các con là tôi tớ, vì tôi tớ không biết việc chủ làm; Thầy gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết. 16 Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con, và đã cắt đặt để các con đi và mang lại hoa trái, và để hoa trái các con tồn tại, để những gì các con xin Cha nhân danh Thầy, Người sẽ ban cho các con. 17 Thầy truyền cho các con điều này là các con hãy yêu mến nhau.

  1. Bài đọc

Bối cảnh của đoạn Tin Mừng chúng ta đã xác định giai điệu:  đây là bài giảng dài của Chúa Giêsu với các môn đệ trong bữa Tiệc Ly sau khi rửa chân cho các ông, theo Gioan mô tả là sứ vụ yêu thương của Chúa Giêsu thậm chí cho đến cùng, (Ga 03:1-15).  Nếu chúng ta nhìn vào những chương thu gọn này, chúng ta có thể thấy tính năng động bắt đầu từ một cử chỉ như vậy, rửa chân, một cử chỉ phù hợp với việc làm của Chúa Giêsu như là dấu hiệu danh tính của Người và khẩn cầu đến đức tin của những người tìm kiếm và lắng nghe, đến bài giảng dài nói với các môn đệ như là một sự biểu lộ của việc cho-nhận mà cũng là một dấu hiệu của thái độ cần thiết và thực tại để tìm kiếm, ngay cả điều gọi là lời cầu nguyện “hàng tư tế” của Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha (Ga chương 17), lời cầu nguyện đã vượt ra ngoài phạm vi các môn đệ của Người vì lợi ích của tất cả những ai tin vào Chúa trong tất cả mọi lúc.  Có một sự chuyển động lên cao của câu chuyện kể trùng hợp với sự sống lại của Chúa Giêsu trên thập giá, một sự chuyển động lên cao được nhận thức bởi Gioan như là sự tôn vinh Chúa Giêsu và là điều mà cuối cùng mô tả lễ Phục Sinh như là sự ra đi của Ngôi Lời từ bản thể nhân loại để về với Chúa Cha.

Trong bài giảng của Chúa Giêsu, những lời bày tỏ nối tiếp nhau một cách chặt chẽ tạo thành một cơn lốc thông tri, không giới hạn trong nhịp điệu mà cũng chẳng buồn chán.  Mỗi một lời bày tỏ thì đầy đủ, đơn giản, sắc bén và đặt để Chúa Giêsu của Gioan trong một sự liên tục của các chủ đề và điều kiện yêu thích.

Trong bối cảnh ngay trước đoạn Tin Mừng này, Chúa Giêsu nói mình là cây nho thật (Ga 15:1); một hình ảnh cho thấy hai mối quan hệ:  Chúa Cha là người trồng nho và các môn đệ là ngành nho.  Hình ảnh này mặc khải cho thấy:  ngoài việc là một lời cổ võ cho các môn đệ, nó còn đưa ra một sự thật:  Chúa Cha chăm sóc cây nho quý giá của mình, chăm sóc mối quan hệ được thiết lập giữa Đức Giêsu và các môn đệ để từ nay các môn đệ sống trong sự hiệp thông định rõ cho các ông.  Lời hô hào thúc đẩy được biểu lộ trong chính hình ảnh của nó và được làm rõ ràng và là trung tâm trong chữ “ở trong”.  Các môn đệ được kêu gọi ở trong Chúa Giêsu giống như các nhành nho ở trong cây nho để có sự sống và mang lại hoa trái.  Chủ đề mang lại hoa trái cũng là chủ đề về cầu xin và nhận lãnh lặp lại trong đoạn Tin Mừng của chúng ta, ở đây được dự đoán, đặt trước chúng ta một ví dụ của phong cách đặc biệt về gợi ý và lặp lại của Gioan.  Giai điệu của câu 9 thay đổi bởi vì không còn một hình ảnh nào khác mà là sự nhắc nhở trực tiếp đến một mối quan hệ:  “Như Cha đã yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến các con”.  Chúa Giêsu đặt mình trong một tác động hạ mình từ ngôi vị Thiên Chúa bước xuống loài người.  Động từ “yêu” đã xuất hiện trong chương 14 trong sự nối kết với việc tuân giữ các giới răn; giờ đây trong đoạn Tin Mừng này, nó xuất hiện lần nữa trong một tổng hợp mới nơi mà “các điều răn” nhường chỗ cho “lệnh truyền” của Chúa Giêsu:  “Thầy truyền cho các con điều này là: các con hãy yêu mến nhau” (Ga 15:17).  Mối quan hệ đối ứng này được lặp lại tức thì theo sau một lệnh truyền sâu sắc:  “Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy”.  Chúa Giêsu đi từ động từ “yêu” sang danh từ “tình yêu” để cho thấy rằng hành động bắt nguồn từ Chúa Cha qua Chúa Con đến nhân loại đã tạo nên một trật tự mới của sự vật, một khả năng mà cho đến khi ấy vẫn còn là một điều không thể tưởng tượng được.  Trong câu 10, sự đối ứng được thực hiện theo nghĩa ngược lại: việc tuân giữ lệnh truyền của Chúa Giêsu cho các môn đệ là cách đáp ứng tình yêu của Người trong việc liên tục và loại suy thực sự của thái độ Con Thiên Chúa đã tuân giữ lệnh truyền của Chúa Cha và vì thế ở trong tình yêu của Người.  Quan điểm này khá khác biệt với chủ nghĩa pháp quyền đã được độc quyền bởi những từ ngữ “lề luật” và “các giới răn”.  Tất cả mọi thứ được Chúa Giêsu nói đến trong quan điểm xác thật hơn của Người:  tình yêu đáp lại tình yêu, lời công bố của khả năng ở lại trong sự hiện diện của Thiên Chúa.  Ngoài ra, các từ ngữ trong câu 11 trở thành một phương cách tiến xa khỏi tâm lý mang tính pháp lý:  mục đích là niềm vui, một niềm vui của mối quan hệ, niềm vui của Chúa Kitô trong các môn đệ của Người, niềm vui của họ hiện diện trong sự viên mãn của nó.

Trong câu 12, như chúng ta đã nói, Lời Chúa trở nên cấp bách hơn.  Đức Giêsu nói rằng lệnh truyền của Người chỉ gồm một điều duy nhất:  “Các con hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến các con”.  Hãy để ý làm thế nào mà mối giây quan hệ vẫn như vậy, luôn như một sự đáp trả:  các môn đệ sẽ yêu thương nhau trong cách thức mà Chúa Giêsu đã yêu thương họ.  Tuy nhiên, những gì sau đó tái thiết lập một cách tuyệt đối tính ưu việt của món quà của Chúa Giêsu: “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình” (câu 13).  Đây là công việc vượt quá sự so sánh tình yêu của Người, một hành động nâng cao đặc tính việc tham gia lên đến tột đỉnh của nó, món quà của mạng sống.  Ở đây, chúng ta có sự lạc đề đáng chú ý trong danh xưng mới được ban tặng cho các môn đệ, ấy là “bạn hữu” thay vì “tôi tớ”.  Sự khác biệt nằm ở thực tế là tôi tớ không biết những việc gì chủ mình đang dự tính.  Tôi tớ được gọi đến để giao việc và chỉ có thế thôi.  Bài giảng của Chúa Giêsu đi theo một chủ đề:  Bởi vì Chúa đã yêu thương các môn đệ mình và sắp sửa thí mạng sống mình cho họ rằng Người đã mặc khải cho các môn đệ kế hoạch của Chúa Cha.  Chúa đã làm điều này qua các dấu chỉ và công việc làm của Người.  Người sẽ làm điều này trong việc làm cao đẹp nhất của Người, cái chết của Người trên cây thập giá.  Một lần nữa, Chúa Giêsu cho thấy mối quan hệ gần gũi của Người với Chúa Cha:  “tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết” (câu 15).  Tuy nhiên, tại tâm điểm của lời khẳng định này với các môn đệ của mình như là bạn hữu, Chúa Giêsu bày tỏ một trật tự cho các sự việc:  “Các con là bạn hữu của Thầy, nếu các con thi hành những điều Thầy truyền” (câu 14).

Những câu cuối cùng của đoạn Tin Mừng gợi nhớ lại hình ảnh của cây nho với những điều được thêm vào ở trên:  Chính Chúa Giêsu đã chọn các môn đệ chứ không phải các môn đệ chọn Chúa.  Bước khởi đầu là Người.  Tuy nhiên, tiến trình của hình ảnh cây nho trồng trong đất được trình bày khác nhau.  Các môn đệ được kêu gọi để họ có thể đi và đi mang lại hoa trái, rồi để hoa trái được tồn tại (cùng một chữ được dùng như ở lại trong tình yêu của Chúa Giêsu).

Danh tính của các môn đệ được dựa trên sự lựa chọn của Chúa Giêsu và hướng về cuộc hành trình sắp được thực hiện, hoa trái sắp nảy sinh.  Bức tranh thật hoàn hảo:  lời mời gọi trong quá khứ, hiện tại đang lắng nghe và hoa trái nảy sinh trong tương lai.  Tuy nhiên, vẫn có Một Ai Đó cần phải được lưu tâm đến, vẫn còn có một thái độ cần phải có.  “Mang lại hoa trái” có thể đưa các môn đệ tiến đến hành động đơn phương.  Tuy thế, từ ngữ “để”, nối kết việc mang lại hoa trái với những gì sau đó:  cầu xin và nhận lãnh, trải nghiệm qua nhu cầu và quà tặng dồi dào và cho đi nhưng không (“những gì các con xin”).  Ai Đó mà Chúa Giêsu mặc khải là Chúa Cha, nguồn mạch của tình yêu và sứ vụ của Chúa con, Chúa Cha là Đấng mà chúng ta có thể trông cậy vào cậy nhờ danh Chúa Con cho đến lúc nào mà chúng ta vẫn ở trong tình yêu của Người, kết luận được đưa ra trong một hình thức trang trọng và ngắn gọn:  “Thầy truyền cho các con điều này là các con hãy yêu mến nhau”.

  1. Suy gẫm

Lời của Chúa Giêsu ngay trước khi vinh quang của mình nói với Giáo Hội ý nghĩa của việc đi theo Người và lệnh truyền của Người.  Chúng là những lời mạnh mẽ, phản ánh sự vinh hiển của Chúa, Đấng tự nguyện sẽ thí mạng mình cho sự cứu rỗi thế gian (xem Ga 10:17-18); nhưng chúng cũng là những lời chính xác và do đó chúng đơn giản, cần thiết, gần gũi, kết nối và điển hình của một bài giảng từ biệt khi mà những lời lặp đi lặp lại trở nên lời kêu gọi cấp bách và nhẹ nhàng.  Làm môn đệ của Chúa Kitô việc trước hết là một ân sủng:  Chính Người đã chọn các môn đệ, chính Người đã mặc khải cho các ông về sứ vụ của mình và do đó Người đã mặc khải về “quá trình” của dự án cứu độ:  ý muốn của Chúa Cha, tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con, bây giờ được truyền đạt đến cho nhân loại.  Bấy giờ các môn đệ mới biết, không phải là những bước đầu tiên của quá khứ lịch sử ơn cứu độ và hiện tại của những ai đã chọn để sống cho riêng mình và không muốn tìm hiểu giá trị của công trình được thực hiện bởi Chúa Con do ý muốn của Chúa Cha.  Kiến thức này sẽ đòi hỏi các ông lựa chọn để không ở trong điều kỳ vọng trống rỗng và vô ích (xem 1Ga 4:8-20).  “Ở lại” trong tình yêu của Chúa Giêsu và tuân giữ “lệnh truyền” của Người là điều mặc khải hơn hết, ân sủng của khả năng tối thượng giải thoát người ta khỏi tình trạng nô lệ, ngay cả đối với Thiên Chúa và đặt họ trong một mối quan hệ mới, đầy đủ và đối ứng với Người, điển hình là tình bằng hữu.  “Ở lại trong tình yêu của Người” là những gì các sách Phúc Âm Nhất Lãm gọi là “Vương Quốc Thiên Chúa”, một giai đoạn mới trong lịch sử, ban đầu bị thương tổn và bây giờ được tự do.

Trong văn hóa người Do Thái, việc tuân giữ các giới răn được nối kết với việc giảng dạy ra vẻ thông thái thường đi vào các chi tiết nhỏ nhặt nhất.  Điều này có giá trị của nó bởi vì nó đã chứng kiến nỗ lực của những người Do Thái mộ đạo vẫn trung thành với Thiên Chúa.  Tuy nhiên, họ đã dùng sự may rủi, thông thường như tất cả các nỗ lực của loài người, rằng họ sẽ không nhìn thấy sự khởi xướng của Thiên Chúa và nhấn mạnh vào phản ứng của loài người.  Trong Tin Mừng Gioan, Chúa Giêsu phục hồi và như thế đổi mới ý nghĩa của chữ “lề luật” và “các giới răn” với khái niệm “tình yêu” và lời mời gọi “ở trong”.  Khi Chúa Giêsu công bố và cho thấy tình yêu của Chúa Cha trong hành động thí mạng sống của mình cho sự cứu rỗi thế gian, Người đổi mới và nhân cách hóa sự tuân thủ này.  Đó là tình yêu cho thấy sự ưu tú của nó, không trừu tượng, mà trong khuôn mặt cụ thể và hữu hình của Chúa Kitô, Đấng yêu thương “đến cùng” và đích thân sống tình yêu cao cả nhất.  Nhiều lần Chúa Giêsu mô tả mối quan hệ của Người với Chúa Cha.  Thực tế ở đây Người tự đặt mình dưới dấu hiệu của sự vâng lời Chúa Cha cho ý nghĩa mới động từ vâng phục.  Nó không phải là sự vâng phục của một người tôi tớ mà là của Con Thiên Chúa.  Công việc được thực hiện đó là “các điều răn của Cha Ta”, không phải là một cái gì đó riêng biệt từ con người của Chúa Giêsu, mà điều mà Người biết và hết lòng mong muốn.  Ngôi Lời đối với Chúa Cha là luôn luôn cùng với Chúa Cha để thực hiện những điều vui lòng Người trong sự hiệp thông cụ thể đó là thí mạng sống.  Đây chính là điều Chúa Giêsu yêu cầu các môn đệ:  hãy nhớ rằng “Như Cha đã yêu mến Thầy… như Thầy cũng yêu mến các con” không còn ở mức độ của một ví dụ, mà là ở mức độ của nguồn gốc sinh ra.  Tình yêu của Chúa Cha là nguồn gốc của tình yêu được biểu lộ bởi Chúa Con, và tình yêu của Chúa Con là nguồn gốc của tình yêu mà các môn đệ sẽ ban phát cho thế gian.

Như thế kiến thức và sự thực hành được nối kết chặt chẽ trong “tinh thần Tin Mừng”, như Tin Mừng của Gioan đã được gọi bởi các Giáo Phụ của Giáo Hội.  Khi đức tin xác thực thì nó sẽ không tha thứ cho một cuộc sống phân đôi.

Trong đoạn Tin Mừng này, các môn đệ xuất hiện như một đối tượng của sự chữa trị tận tình của Thầy mình.  Người sẽ không quên họ, ngay cả trong lúc việc xử án sắp xảy ra, khi Người cầu nguyện với Chúa Cha cho họ và “cho những ai thông qua việc giảng dạy của họ mà tin vào con” (Ga 17:20).  Vào cuối bài giảng, việc đón nhận và cam kết của các ông là niềm vui của họ, cũng là niềm vui của Thầy các ông.  Người đã chọn các ông bằng cách xử dụng các tiêu chuẩn mà chỉ có Thiên Chúa biết, một chọn lựa gợi nhớ lại sự chọn lựa dân tộc Israel, quốc gia nhỏ nhất trong tất cả các quốc gia.  Chính Đức Giêsu là Người đã hình thành, giảng dạy và tăng sức cho các ông.  Tất cả điều này mang một ý nghĩa mới và mạnh mẽ hơn dưới ánh sáng của lễ Phục Sinh và Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.  Nó giống như một nghịch lý, và đây là những gì họ được gọi là:  kiên định, ở lại và vẫn chưa đi.  Kiên định và năng động mà cội nguồn là mầu nhiệm Thiên Chúa, nhờ đó mà Ngôi Lời ở cùng với Chúa Cha và vẫn dựng lều của Người ở giữa chúng ta (xem Ga 1:2,14).

Được hình thành trong sự kiên định và sẽ mang lại hoa trái lâu dài, điều này xác định nhiệm vụ của các môn đệ sau Lễ Vượt Qua của Chúa, nhưng trong đoạn Tin Mừng của chúng ta tất cả những điều này được nối kết với lời mời gọi cầu xin Chúa Cha cậy vì danh Chúa Giêsu.  Sau đó, từ Chúa Cha, trong Chúa Kitô và với sức mạnh của Đấng An Ủi sẽ đến với ân sủng tình yêu, và trong yêu thương, để làm chứng.

  1. Cầu Nguyện

Có một số điểm trong đoạn Tin Mừng này có thể giúp chúng ta đổi mới phong cách của lời cầu nguyện:

– Một lời cầu nguyện đó là “Thiên Chúa Ba Ngôi” thực sự, không chỉ về mặt lý thuyết hoặc trong cách diễn đạt của nó, mà còn là một năng động vốn có của chính lời cầu nguyện.

– Sự cần thiết cho lời cầu nguyện và đời sống phải là một.  Cầu nguyện là tấm gương, sự biểu lộ và đo lường của đời sống đức tin chúng ta.

– Niềm vui phải đi kèm với thái độ cầu nguyện của chúng ta.

– Ghi nhận tất cả đều là con người (nhận thức về mối quan hệ, tình yêu của cầu nguyện, kinh nghiệm của niềm vui, tri thức của sự hiệp nhất với Thiên Chúa) và nhận biết rằng tất cả đều là ân sủng.

Thánh Vịnh 119:129-136

Thánh ý Chúa kỳ diệu lắm thay,
nên hồn con tuân giữ.
Giải thích lời Ngài là đem lại ánh sáng
cho kẻ đơn sơ thông hiểu am tường.
Con há miệng và con hớp lấy,
vì khát khao mệnh lệnh của Ngài.
Xin đoái nhìn con và động lòng trắc ẩn,
như đã quyết định cho người mến Thánh Danh.
Theo lời hứa của Ngài, xin cho con vững bước,
chớ để sự gian tà chế ngự được con;
cứu con khỏi ác nhân hà hiếp,
con sẽ tuân theo huấn lệnh của Ngài.
Xin toả ánh tôn nhan rạng ngời trên tôi tớ Chúa,
thánh chỉ Ngài, xin dạy bề tôi.
Mắt này suối lệ tuôn rơi,
bởi chưng luật Chúa người đời chẳng tuân.

  1. Chiêm Niệm                                       

Lời của Chúa kêu gọi chúng ta xác nhận trong tâm hồn và trong hành động chúng ta sự mới mẻ của việc được làm môn đệ Con Thiên Chúa.  Bốn khía cạnh:  mối quan hệ với Thiên Chúa, bài đọc thực tiễn, sự cam kết và quan tâm đến đời sống của Giáo Hội như những hạt giống của sự chiêm niệm, thái độ và những chọn lựa.

Mối quan hệ với Thiên Chúa:  phát triển trong nhận thức của trong mối quan hệ với Thiên Chúa Ba Ngôi; chúng ta được nghĩ đến, được mong muốn, ban tặng, được rỗi giữa Chúa Cha và Chúa Con trong Chúa Thánh Thần; biểu thị hành động của chúng ta trong sự đáp trả lại tình yêu của Thiên Chúa là Đấng kêu gọi chúng ta trước.

Bài đọc thực tiễn:  nhận biết phản ứng cá nhân với người ta và với các tổ chức, chẳng hạn như việc tầm thường hóa khái niệm “tình yêu” trong một giải thích vật chất cũng như thoát ly tinh thần.  Mặt khác, nhận thức về sự mong đợi của mối quan hệ tự nguyện và được giải thoát như những kinh nghiệm của ân sủng đích thực thường không được công nhận.

Sự cam kết với thực tế:  hiến tặng đời sống của một người (trong mọi hình thức) như là một biểu hiện cụ thể và cảm kích của tình yêu; sự quan trọng của kinh nghiệm thông tri mới của sự khôn ngoan theo sau hoa trái của việc làm chứng nhân cho Tin Mừng trong thế gian mà Thiên Chúa muốn cứu rỗi.

Đời sống của Giáo Hội như là đời sống của mối quan hệ trong mối quan hệ: Giáo Hội không chỉ là hình ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi, nhưng là “bên trong” Thiên Chúa Ba Ngôi; lấy lại cảm giác của sự tự do và niềm vui trong cộng đoàn các tín hữu.

  1. Lời Nguyện Kết

Lạy Chúa Giêsu Kitô, chúng con cảm tạ Chúa về sự chăm sóc yêu thương mà Chúa đã dạy và vẫn dạy cho các môn đệ Chúa.  Chúng con ca ngợi Chúa, Đấng chiến thắng tội lỗi và sự chết, bởi vì Chúa đã đánh cược tất cả những gì thuộc về Chúa, thậm chí cả mối quan hệ đời đời với Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần.   Chúa đã biểu hiện mối quan hệ này với chúng con là những kẻ có thể không hiểu được điều ấy, xem thường hay là quên lãng nó.  Chúa đã nói về điều ấy cho chúng con hầu chúng con có thể hiểu được một tình yêu đã ban cho chúng con sự sống tuyệt vời như thế nào.  Lạy Chúa, xin cho chúng con có thể được ở lại trong Chúa như những nhành nho vẫn còn kết hiệp với cây nho đã nuôi dưỡng chúng và để chúng mang lại hoa trái.  Xin Chúa hãy đoái nhìn ánh mắt đức tin và hy vọng của Chúa trên chúng con hầu để chúng con có thể học hỏi để đi từ những lời và ước vọng đến các hành động cụ thể trong việc noi gương Chúa, Đấng đã yêu thương chúng con đến cùng khi Chúa đã trao ban mạng sống mình cho chúng con để chúng con có thể có cuộc sống trong Chúa.  Chúa là Đấng hằng sống hằng trị với Chúa Cha trong sự hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.  Amen.

Check Also

CƠ HỘI ĐỂ BIẾT

Date: Time: - CƠ HỘI ĐỂ BIẾTTuần 18 TN-B: Ga 6, 24-35Cha ông ta có …