Thứ Tư tuần III Mùa Vọng
- Lời nguyện mở đầu
Chúng con nguyện cầu cùng Thiên Chúa toàn năng,
Rằng việc đang ngự đến trang trọng của Con Chúa
Có thể ban cho chúng con ơn chữa lành trong cuộc sống đời này
Và mang lại cho chúng con phần thưởng sự sống đời đời.
Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con, là Con Chúa,
Đấng hằng sống hằng trị cùng Chúa trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần,
Một Thiên Chúa, đến muôn thuở muôn đời.
- Tin Mừng theo thánh Luca 7:18b-23
Khi ấy, Gioan gọi hai người trong số môn đệ của mình, sai họ đến thưa Chúa Giêsu rằng: “Ngài là Đấng phải đến chăng, hay chúng tôi còn phải chờ đợi Đấng nào khác?”
Khi những người này đến cùng Chúa Giêsu, họ thưa Ngài rằng: “Gioan Tẩy Giả sai chúng tôi đến hỏi Ngài: Ngài có phải là Đấng phải đến, hay chúng tôi còn phải đợi Đấng nào khác?”
Ngay lúc đó, Chúa chữa những người khỏi bệnh hoạn tật nguyền và quỷ ám, và cho nhiều người mù được thấy.
Ngài đáp lại rằng: “Các ông hãy về thuật lại cho Gioan những điều các ông đã nghe và đã thấy: người mù xem được, người què đi được, người phong hủi được sạch, kẻ điếc nghe được, người chết sống lại, kẻ nghèo khó được rao giảng Tin Mừng; và phúc cho ai không vấp phạm vì Ta.”
- Đọc và Tìm Hiểu
Đoạn Tin Mừng này được tìm thấy trong sách Tin Mừng theo Mátthêu lẫn trong sách theo Luca, được chèn vào giữa câu chuyện về phép lạ Chúa cho con trai bà góa thành Naim sống lại (theo sách Tin Mừng của Luca) và bài giảng của Chúa Giêsu với ông Gioan Tẩy Giả. Trong bối cảnh này, chúng ta có thể nói về đoạn Tin Mừng này như có phận sự đưa chúng ta từ hình ảnh Chúa Giêsu chữa lành, ngay cả cái chết, đến lời mời gọi sửa đổi, được nhắc nhở bởi chính Chúa Giêsu trong ba đoạn Tin Mừng liên tiếp: chú trọng vào ông Gioan Tẩy Giả, lời nhận xét về thế hệ của Người và việc chấp nhận cử chỉ của người phụ nữ tội lỗi trong nhà người Biệt Phái. Đoạn văn bản này có thể được hiểu trong bối cảnh sâu xa hơn nữa: trong toàn bộ sự kiện của ông Gioan Tẩy Giả và trong kinh nghiệm được nói trước của dân Israel về chờ đợi, và có kinh nghiệm về lắng nghe Thiên Chúa là Đấng đang ngự đến với họ.
Các môn đệ của ông Gioan Tẩy Giả giữ một vai trò căn bản ở đây, họ xuất hiện ở lúc bắt đầu và lúc kết thúc câu chuyện; họ là phương tiện thông tin liên lạc giữa thày của họ, đang bị giam giữ trong nhà tù của vua Hêrôđê (xem Lc 3:19-20), và Chúa Giêsu. Họ báo tin cho ông Gioan Tẩy Giả và hai trong số này đại diện ông Gioan trở lại với câu hỏi trực tiếp đến Tôn Sư của làng Nagiarét: cả hai lần thánh Luca nêu ra câu hỏi, có tầm quan trọng rất lớn. Và câu hỏi được nêu ra về việc chờ đợi. Ông Gioan biết rằng có một đấng nào đó phải đến. Vấn đề là Đấng ấy có phải là Chúa Giêsu không hay là họ còn phải chờ đợi Đấng nào khác. Việc mà ông Gioan cho người đến hỏi thẳng Chúa Giêsu có nghĩa là ông đã tin tưởng vào Người. Có lẽ ông đã nhầm lẫn bởi vì thiếu hiểu biết về sự thực hiện trong hình ảnh Kinh Thánh về “Ngày của Chúa”, đó là nền tảng cho mọi lời rao giảng của ông (xem Lc 3:7 và các câu kế tiếp).
Có vẻ như là đoạn Tin Mừng làm một bước nhảy vọt lớn ở đây: câu hỏi đang còn bị bỏ lửng và lập tức, việc hoàn thành các công việc chữa lành của Chúa Giêsu “cho tất cả mọi người” được đưa ra, được kết thúc với món quà sự sáng cho những người mù. Và sau các công việc chữa lành thì trở lại với câu trả lời. Chúa Giêsu nói với các môn đệ của ông Gioan: “Các ông hãy đi về”: đó là một sứ vụ, liên quan đến những gì đã được mặc khải – bằng bất cứ phương tiện gì – với những gì đã được công bố (xem Lc 3:8). Giờ đây, Tin Mừng được hoàn thành, và đang xảy ra, bởi vì các công việc mà Người thực hiện là những gì đã được các ngôn sứ loan báo từ lâu (giống như một bài “lectio”, trong nhiều đoạn khác nhau của sách tiên tri Isaia; nhưng lần này, việc người mù được thấy thì được đề cập đến đầu tiên). Đây là một thông điệp không thể nhầm lẫn đối với một người như ông Gioan, người mà Ngôi Lời Thiên Chúa đã đến (xem Lc 3:2). Sau cùng, có một ân phúc mà có vẻ như là kỳ lạ bởi vì nó được biểu hiện một cách tiêu cực: phúc cho ai không vấp phạm vì Chúa Giêsu, một trở ngại trong con đường đức tin. Làm thế nào mà chúng ta có thể hiểu được điều này? Chắc chắn rằng đó là một ân phúc cao xa hơn sứ điệp của ông Gioan Tẩy Giả, và nó được gửi đến cho người đang nghe Lời Chúa.
- Suy Niệm
Bối cảnh của văn bản này đã được chỉ ra cho chúng ta thấy mối quan hệ giữa ân sủng và trách nhiệm, giữa sáng kiến của Thiên Chúa và những gì đáp trả lại từ chúng ta. Thiên Chúa kêu gọi và yêu thương trước, nhưng mong muốn một sự đồng ý tự nguyện và có trách nhiệm: một sự đáp trả như thế thì có thể bởi vì Thiên Chúa yêu thương chúng ta trước.
Sự việc mà các môn đệ xuất hiện tại điểm này cho thấy rằng ông Gioan không chỉ quan tâm đến thời điểm hiện tại, mà cũng quan tâm đến “sự tề chỉnh tinh thần” của các hoạt động mà đối với những ai ông Gioan là người tiêu biểu. Khi bắt đầu cho sứ vụ rao giảng công khai của Chúa Giêsu, hai môn đệ của ông Gioan đã trở thành môn đệ của Người (xem Ga 1:37), và nhiều năm sau đó, ngay cả thánh Phaolô cũng đã gặp những người đã được nhận phép rửa từ ông Gioan (xem Cv 19:1-7).
Tâm điểm của đoạn Tin Mừng này là chủ đề của sự chờ đợi được hoàn thành, theo chương trình của Thiên Chúa, được loan báo và không chỉ đơn giản được biên soạn bởi các ngôn sứ của nhà Israel. Ngay cả Lời Chúa không làm vơi đi và làm giảm thiểu độ nghiêm túc của Thiên Chúa là Đấng yêu thương và ban cho lòng thương xót và sự gần gũi trong chính Con Người – một khả năng để nhận lãnh với đức tin chính đáng như việc chữa lành người mù cho thấy. Và chính đức tin dẫn đến sự phúc lành. Điều được công bố bởi Đức Giêsu tại cuối của đoạn Tin Mừng chỉ hiểu được nếu ta cân nhắc trách nhiệm về phía người tuân theo, nơi mà có nguy cơ bị vấp phạm; khi ấy thật là cần thiết phải suy gẫm, gạt bỏ sang bên những kỳ vọng và thành kiến của loài người, để tự do mở lòng mình ra với sự đơn sơ của Thiên Chúa trong con người của Đức Giêsu đang làm. Chính lý luận của Vương Quốc Thiên Chúa, nó đã vượt quá sự dũng cảm của ông Gioan (Lc 2:28).
Chúng ta phải tự hỏi mình:
* Chúng ta có sống Lời Chúa như một sự năng động của việc hoán cải không?
* Chúng ta có đọc các dấu chỉ của sự hiện diện sống động của Thiên Chúa ngay cả trong thời đại của chúng ta không?
* Chúng ta có tin tưởng tích cực vào Tin Mừng, như các môn đệ đích thực không?
- Cầu nguyện
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con đôi mắt để thấy và đôi tai để nghe.
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con sự can đảm luôn tìm kiếm chân lý và mong muốn có sự mặc khải của Chúa trong sự cầu nguyện.
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con sự khôn ngoan để đi với tha nhân, với những ai đã hiểu được đường lối của Chúa và những ai đang tìm tiếm sự hiện diện của Chúa.
- Chiêm Niệm
Đoạn Tin Mừng này mời gọi chúng ta nhận ra được phong cách của Chúa Giêsu: kiên nhẫn, chào đón, soi sáng.
Lắng nghe Lời Chúa đòi hỏi một cái nhìn bao quát về những gì đã được mặc khải, mà không bị quá gò bó về điều ấy: bởi vì trong mỗi trường hợp Chúa Giêsu đem đến sự soi sáng.
Hơn nữa nó mời gọi chúng ta biết cách đọc các hành động của Thiên Chúa trong thế gian; đó là, nhận ra “những dấu chỉ của thời đại”.