Mùa Thường Niên
1. Lời nguyện mở đầu
Lạy Chúa, là Thiên Chúa chúng con,
Nhờ được Chúa Thánh Thần nhắc nhở,
Giáo hội Antiôkia đã gửi các thánh Phaolô và Barnaba
Ra đi trong sứ vụ truyền giáo cho dân ngoại.
Xin hãy cho Giáo Hội Chúa ở mọi nơi
Gửi đi những nhà truyền giáo tận tụy và nhiệt thành
Xin đổ đầy họ với Chúa Thánh Thần và với đức tin,
Để họ có thể chạm đến trái tim của mọi người
Và chinh phục người ta như là các môn đệ và bằng hữu
Của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con.
2. Bài Đọc Tin Mừng – Gioan 16:20-23a
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các Tông đồ rằng: “Các con hãy đi rao giảng rằng: Nước Trời đã gần đến. Hãy chữa những bệnh nhân, hãy làm cho kẻ chết sống lại, hãy làm cho những kẻ phong cùi được sạch và hãy trừ quỷ: Các con đã lãnh nhận nhưng không thì hãy cho nhưng không.
“Các con chớ mang vàng, bạc, tiền nong trong đai lưng, chớ mang bị đi đường, chớ đem theo hai áo choàng, chớ mang giày dép và gậy gộc: vì thợ thì đáng được nuôi ăn.
Khi các con vào thành hay làng nào, hãy hỏi ở nơi đó ai là người xứng đáng, thì ở lại đó cho tới lúc ra đi. Khi vào nhà nào, các con hãy chào rằng: “Bình an cho nhà này”. Nếu nhà ấy xứng đáng thì sự bình an của các con sẽ đến với nhà ấy; còn nếu nhà ấy không xứng đáng, thì sự bình an của các con sẽ trở về với các con”.
3. Suy Niệm
– Hôm nay mừng lễ thánh Barnaba Tông Đồ. Bài Tin Mừng nói về những giáo huấn của Chúa Giêsu với các môn đệ về cách loan báo Tin Mừng Nước Trời cho “các con chiên lạc nhà Israel” (Mt 10:6). Các ông phải: a) chữa lành những bệnh nhân, làm cho kẻ chết sống lại, chữa sạch kẻ phong cùi, xua trừ ma quỷ (câu 8); b) cho đi nhưng không những gì đã lãnh nhận nhưng không (câu 8); c) không mang theo vàng bạc, không giày dép, không gậy gộc, không bao bị, hoặc đem theo hai áo choàng (câu 9); d) tìm một nhà, nơi mà các ông có thể được đón nhận và ở cho tới lúc ra đi (câu 11); e) là người mang bình an (câu 13).
– Vào thời Chúa Giêsu, có nhiều phong trào khác nhau, tương tự như Người, đang tìm kiếm một cách sống mới và sống chung với những người khác. Ví dụ, ông Gioan Tẩy Giả, nhóm người Biệt Phái, phái Essenes và những nhóm khác. Nhiều người trong số họ đã thành lập các nhóm môn đệ (Ga 1:35; Lc 11:1; Cv 19:3) và họ đã có những chuyến đi truyền giáo (Mt 23:15). Nhưng có một sự khác biệt lớn! Những người Biệt Phái, chẳng hạn, khi họ đi rao giảng, họ mang theo mọi thứ họ cần. Họ cho rằng không thể tin được vào thức ăn mà người ta sẽ dọn cho họ, bởi vì không phải lúc nào thức ăn cũng được chuẩn bị “theo đúng nghi thức thanh sạch”. Vì lý do này, họ luôn mang theo bao bị và tiền bạc để có thể tự lo cho mình những gì họ sẽ ăn. Áp dụng phương thức tuân giữ quy luật thanh sạch này, thay vì giúp vượt qua được sự chia rẽ thì nó lại càng làm suy yếu các giá trị của đời sống cộng đồng. Lời đề nghị của Chúa Giêsu thì khác. Phương thức của Người đã được nhìn thấy trong những lời khuyên mà Người trao cho các môn đệ khi Người sai các ông đi rao giảng. Qua lời chỉ bảo, Người cố gắng đổi mới và tổ chức lại các cộng đoàn miền Galilê theo cách mà một lần nữa họ sẽ là biểu hiện của lời giao ước, một gương mẫu về Vương Quốc Nước Trời.
– Mt 10:7: Lời loan báo Nước Trời đã gần đến. Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ đi loan báo Tin Mừng. Các ông nên nói rằng: “Nước Trời đã gần đến!” Nước Trời gần đến có nghĩa là gì? Nó không có nghĩa là sự gần kề về thời gian, mà theo nghĩa là đủ để chờ đợi trong một thời gian ngắn và sau đó Nước Trời sẽ đến. “Nước Trời đã gần đến” có nghĩa là nó đã ở trong tầm tay của mọi người, nó đã “đang ở giữa các ông” (Lc 17:21). Tốt hơn nên có một cái nhìn mới, để có thể nhận thấy sự hiện diện hoặc gần gũi của nó. Sự xuất hiện của Nước Trời không phải là kết quả của việc tuân giữ của chúng ta, như những người Biệt Phái muốn, mà nó là món quà nhưng không, trong các hoạt động mà Chúa Giêsu khuyên các Tông Đồ: Chữa lành người bệnh, làm cho kẻ chết sống lại, chữa sạch những người bị phong cùi, xua trừ quỷ.
Mt 10:8: Chữa lành, làm sống lại, thanh tẩy, xua trừ. Bệnh nhân, người chết, kẻ bị phong cùi, người bị quỷ ám, bị loài trừ khỏi đời sống chung với những người khác, và họ bị loại trừ dưới danh nghĩa Thiên Chúa. Họ không thể tham gia vào đời sống cộng đoàn. Chúa Giêsu ra lệnh đón nhận những người này, đem họ vào. Vương Quốc Nước Trời trở nên hiện diện trong những cử chỉ đón nhận và bao gồm này. Trong những cử chỉ này về lòng biết ơn của loài người thì cho thấy tình yêu nhưng không của Thiên Chúa, điều đó tái tạo lại việc sống chung của loài người và hàn gắn mối quan hệ giữa các cá nhân.
– Mt 10:9-10: Không mang theo gì cả. Trái với các người đi rao giảng khác, các Tông Đồ không được mang theo thứ gì: “Các con chớ mang vàng, bạc, tiền nong trong đai lưng, chớ mang bị đi đường, chớ đem theo hai áo choàng, chớ mang giày dép và gậy gộc: vì thợ thì đáng được nuôi ăn”: Điều duy nhất các con có thể và nên đem là Bình An (Mt 10:13). Điều này có nghĩa là họ phải tin tưởng vào lòng hiếu khách và sự chia sẻ của mọi người. Bởi vì người môn đệ không được mang theo bất cứ thứ gì trong mình, mà chỉ đem bình an, cho thấy người ấy tin tưởng vào dân chúng. Người ấy tin rằng mình sẽ được đón nhận, và dân chúng sẽ cảm thấy được trân trọng, có giá trị, và được xác nhận. Thợ thì đáng được nuôi ăn. Làm điều này, người môn đệ lên án luật loại trừ và phục hồi giá trị cổ xưa của việc chia sẻ và cộng đồng sống hòa đồng cùng nhau.
– Mt 10:11-13: Sống chung và hòa mình trong cộng đoàn. Đến một nơi nào đó, các môn đệ phải chọn một ngôi nhà bình an và họ nên ở lại đó cho đến lúc ra đi. Họ không nên đi từ nhà này sang nhà khác mà nên sống một cách ổn định. Họ trở nên thành viên của cộng đoàn và làm việc cho sự bình an, nghĩa là tái cấu trúc lại các mối quan hệ của loài người hướng về sự Bình An. Bằng cách này, các môn đệ phục hồi truyền thống cổ xưa của người dân, lên án văn hóa vơ vét, điển hình của hệ thống chính trị của Đế Chế La Mã, và công bố một mô hình sống chung mới.
– Kết luận: Các hoạt động được Chúa Giêsu khuyên bảo để công bố về Nước Trời là những điều sau đây: đón nhận những kẻ bị loại trừ, tin tưởng vào lòng hiếu khách, khuyến khích chia sẻ, sống ổn định và theo một cách hòa bình. Nếu điều này xảy ra thì chúng ta có thể và nên kêu lớn tiếng cách công khai khắp bốn phương rằng: Nước Trời đang ở giữa chúng ta! Trước tiên, việc loan báo Nước Trời không bao gồm việc giảng dạy chân lý và giáo lý, giáo lý Công Giáo và Luật Hội Thánh, mà là dẫn dắt mọi người đến cách sống mới và sống cùng với những người khác, đến cách suy nghĩ và hành động mới bắt đầu từ Tin Mừng, được mang đến bởi Chúa Giêsu: Thiên Chúa là Cha và là Mẹ, và do đó, tất cả chúng ta đều là anh chị em.
4. Một vài câu hỏi cá nhân
– Tại sao tất cả những thái độ này được Chúa Giêsu khuyên bảo lại có dấu hiệu của Nước Thiên Chúa ở giữa chúng ta?
– Ngày nay chúng ta có thể làm những điều mà Chúa Giêsu đòi hỏi nơi chúng ta như thế nào: chớ mang “bao bị” đi đường bên mình, chớ đi từ nhà này sang nhà khác?
5. Lời nguyện kết
Hát lên mừng CHÚA một bài ca mới,
Vì Người đã thực hiện bao kỳ công.
Người chiến thắng nhờ bàn tay hùng mạnh,
Nhờ cánh tay chí thánh của Người.
(Tv 98:1)